Trên thực tế, chúng ta ít khi nghe về thuật ngữ rốn phổi đậm nên thường chủ quan và bỏ qua bệnh lý này. Đây là tình trạng xuất hiện khá phổ biến và là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe liên quan tới đường hô hấp. Chính vì thế các bạn nên chủ động tìm hiểu rốn phổi đậm là gì và cách điều trị rốn phổi đậm hiệu quả nhất.
1. Thế nào là rốn phổi đậm?
Để giải đáp thắc mắc rốn phổi đậm là gì, trước tiên chúng ta cần biết thế nào là rốn phổi? Đây là bộ phận xuất hiện ở mặt trung gian của phổi. Rốn phổi sở hữu cấu tạo khá phức tạp, gồm có: các động mạch phổi, phế quản,… Về hình dạng, rốn phổi trông giống một chiếc vợt với phần cán quay xuống phía dưới.
Rốn phổi có cấu tạo khá phức tạp
Đặc biệt, có rất nhiều bộ phận quan trọng của phổi đi qua rốn phổi, ví dụ như: tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch phế quản, động mạch phổi, phế quản, hạch bạch huyết cũng như các dây thần kinh. Người khỏe mạnh sẽ có 2 rốn phổi, nằm ở hai phía trái và phải, lưu ý rốn phổi trái thường nằm cao hơn khoảng 1 – 2 cm so với rốn phổi phải.
Vậy vai trò của rốn phổi là gì? Bộ phận này đảm nhiệm vai trò kết nối màng phổi thành với màng phổi tạng.
Hiện tượng rốn phổi đậm xảy ra khi màu sắc của bộ phận này đậm hơn bình thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo phổi của bạn đang bị tổn thương. Khi phát hiện vấn đề sức khoẻ này, bệnh nhân nên theo dõi sức khoẻ, chủ động tìm hiểu và áp dụng cách điều trị rốn phổi đậm phù hợp nhất.
2. Nguyên nhân gây tình trạng rốn phổi đậm
Để tìm ra cách điều trị rốn phổi đậm hiệu quả, trước tiên bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây tình trạng trên. Rốn phổi đậm là khi có tổn thương vùng phế quản trong các bệnh lý như viêm phế quản, hen phế quản,…
Ngoài ra, tình trạng rốn phổi đậm màu còn thường xuất hiện ở bệnh nhân viêm phổi, tắc nghẽn phổi mạn tính, thậm chí là ung thư phổi. Trong đó, triệu chứng tắc nghẽn phổi mạn tính hoặc ung thư phổi khá nghiêm trọng, có thể kể đến như: đau tức ngực, khó thở, ho khan,… Đồng thời, người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, sụt cân mất kiểm soát.
Thói quen hút thuốc lá được cho là một nguyên nhân gây ra các bệnh lý hô hấp nặng và từ đó xuất hiện tình trạng rốn phổi đậm màu. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, vệ hạn chế hút thuốc lá là điều cần thiết.
Thói quen hút thuốc lá có thể gây ra các bệnh lý hô hấp nặng, từ đó xuất hiện tình trạng rốn phổi đậm
3. Phát hiện rốn phổi đậm bằng cách nào?
Với sự phát triển của y học, rất nhiều kỹ thuật hiện đại đã được đưa vào sử dụng, trong đó bác sĩ chủ yếu sử dụng kỹ thuật chụp X – quang phổi theo phương nghiêng và phương chính diện.
Tuy nhiên, nếu chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật chụp X – quang, bác sĩ khó có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây rốn phổi đậm. Dựa vào các triệu chứng phát hiện được qua hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm kiểm tra chuyên sâu, đưa ra kết luận chính xác và hướng dẫn bệnh nhân điều trị theo hướng thích hợp.
Bác sĩ dựa vào hình ảnh chụp X-quang để phát hiện rốn phổi đậm
4. Cách điều trị rốn phổi đậm
Như đã phân tích ở trên, rốn phổi đậm là tín hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan tới đường hô hấp. Chính vì thế, bệnh nhân cần được đi kiểm tra, thăm khám để được bác sĩ chỉ định cách điều trị rốn phổi đậm phù hợp nhất, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.
Thực tế, rốn phổi đậm là triệu chứng có thể gặp phải ở nhiều bệnh lý khác nhau. Tuỳ vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp. Song, có một số cách điều trị tất cả các bệnh nhân đều có thể áp dụng.
Thứ nhất, người bệnh được khuyến khích làm sạch đường thở thường xuyên, chúng ta chỉ cần dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi và cổ họng. Nếu thường xuyên dùng nước muối vệ sinh, bụi bẩn và các chất gây dị ứng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Cách vệ sinh đường thở khá đơn giản, bệnh nhân nên duy trì thói quen này hàng ngày để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, cải thiện sức khỏe hệ hô hấp.
Cách điều trị rốn phổi đậm sẽ được điều chỉnh theo từng người bệnh
Người mắc bệnh về đường hô hấp hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, ví dụ như bụi bẩn trong môi trường sống, khói thuốc lá,… Đây là những tác nhân khiến rốn phổi đậm, sức khỏe hệ hô hấp suy giảm nghiêm trọng. Tốt nhất khi đi ngoài đường, chúng ta nên sử dụng khẩu trang để tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Để cải thiện sức khỏe phổi, bác sĩ khuyến khích người bệnh nên tập thể dục, thể thao thường xuyên. Trung bình mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để rèn luyện thể thao, nâng cao sức khoẻ!