UNG THƯ TUYẾN GIÁP SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, CÓ THỂ PHÒNG NGỪA BẰNG CÁCH NÀO?

29 Tháng Sáu, 2024

Có thể nói ung thư như một “án tử” khiến nhiều người lo lắng, bất an, sợ hãi. Và nếu bạn đang thắc mắc ung thư tuyến giáp sống được bao lâu, làm cách nào để phòng ngừa bệnh thì đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích bên dưới.

1. Tổng quan về ung thư tuyến giáp 

Để trả lời câu hỏi ung thư tuyến giáp sống được bao lâu thì chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về bệnh lý ác tính này.

Ung thư tuyến giáp là gì?

Trong cơ thể, tuyến giáp là tuyến nội tiết và có vai trò quan trọng. Khi các tế bào tuyến giáp có sự tăng sinh bất thường có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp. Đây là bệnh ung thư tuyến nội tiết rất phổ biến, tuy nhiên có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Nguyên nhân ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp do nguyên nhân nào gây ra vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh, bao gồm: Di truyền, giới tính (tỷ lệ phụ nữ mắc cao gấp 3 lần nam giới), độ tuổi (ở nữ giới thường là 40 – 45, nam giới thường là 60 – 70), mắc các bệnh tuyến giáp (suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp, bướu cổ,…), chế độ ăn uống (thiếu hoặc thừa I ốt), nhiễm phóng xạ (qua đường hô hấp, tiêu hóa,…). 

Ung thư tuyến giáp có nguy cơ cao ở phụ nữ trong độ tuổi 40 - 45

Ung thư tuyến giáp có nguy cơ cao ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 45 

Biểu hiện ung thư tuyến giáp

Ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp có các biểu hiện như sưng, nổi hạch và khối u ở cổ. Ngoài ra, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt, thở kèm theo các dấu hiệu như khàn tiếng, ho, mệt mỏi,…

Ở giai đoạn muộn, ung thư tuyến giáp xuất hiện các biểu hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn như khối u lớn, chèn vào thanh quản và khí quản, gây khó khăn khi nói và thở. Bên cạnh đó, người bệnh cảm thấy đau tức vùng cổ, ngực, nuốt nghẹn, thay đổi giọng nói,… Quan sát bên ngoài có thể thấy vùng da xuất hiện khối u bị thâm đỏ, chảy máu.

2. Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?

So với các bệnh ung thư khác thì ung thư tuyến giáp tiên lượng tốt hơn và có khả năng chữa khỏi. Nhưng nhiều người vẫn lo lắng không biết ung thư tuyến giáp sống được bao lâu và làm cách nào để kéo dài thời gian sống. 

Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu là lo lắng chung của nhiều người

Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu là lo lắng chung của nhiều người 

Theo các chuyên gia, nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì ung thư tuyến giáp không nguy hiểm. Cụ thể, ở giai đoạn đầu (I và II), khi khối u chưa di căn, vẫn còn nằm ở tuyến giáp thì tỷ lệ sống trên 5 năm và 10 năm lần lượt là 100% và 75%.

Ở giai đoạn muộn hơn như giai đoạn III, khi khối u có kích thước > 4cm, di căn ra ngoài tuyến giáp, lan đến hạch bạch huyết thì tỷ lệ sống trên 5 năm vẫn cao, khoảng 80%. Ở giai đoạn IV, khi khối u có kích thước lớn, di căn sang các cơ quan khác thì tỷ lệ sống trên 5 năm khoảng dưới 50%.

Bên cạnh đó, ung thư tuyến giáp sống được bao lâu còn tùy thuộc vào từng loại ung thư. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể nang rất phổ biến nhưng có 90% khả năng sống trên 5 năm. Còn ung thư tuyến giáp không biệt hóa thì hiếm gặp nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì chỉ có thể sống được dưới 1 năm.

Đặc biệt, ung thư tuyến giáp sống được bao lâu cũng phụ thuộc vào tâm lý, tinh thần của người bệnh cùng chế độ chăm sóc của người thân. Người bệnh vui vẻ, lạc quan và mạnh mẽ thì cơ thể sẽ có thêm sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật, giúp kéo dài sự sống. Người chăm sóc luôn động viên, khích lệ và theo sát phác đồ điều trị của người bệnh cũng góp phần mang đến hiệu quả điều trị như mong muốn. 

3. Phòng ung thư tuyến giáp bằng cách nào?

Ngoài thắc mắc ung thư tuyến giáp sống được bao lâu thì nhiều người còn không biết làm cách nào để phòng ngừa bệnh lý này.

  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan cùng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt là ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, uống đủ nước, tránh xa những chất kích thích có hại cũng như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,…
  • Chế độ ăn hàng ngày nhiều rau xanh, trái cây và kiểm soát tốt lượng I ốt dung nạp vào cơ thể, không để thừa hoặc thiếu I ốt dẫn đến các bệnh về tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,…
  • Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, vừa giúp phòng ngừa ung thư tuyến giáp, vừa hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý khác. 
  • Thường xuyên vận động và tập luyện thể thao bằng các bộ môn đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…
  • Tránh các tổn thương từ tác hại của tia bức xạ bằng cách hạn chế chụp CT khi đi khám sức khỏe ở bệnh viện, không sống gần hoặc đi qua lại các nhà máy điện hạt nhân,… 
  • Tự kiểm tra cổ tại nhà để phát hiện sự xuất hiện của hạch hoặc khối u. Bạn có thể dùng tay sờ cổ, soi cổ trong gương hoặc uống một ngụm nước để xem ở vị trí tuyến giáp có gì bất thường hay không. 
  • Trường hợp phát hiện bất thường cùng những triệu chứng khác như khó nuốt, khó thở, khàn giọng, mệt mỏi, sụt cân,… thì bạn cần nhanh chóng đi khám. 
  • Khám sức khỏe và ung thư định kỳ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Điều này là đặc biệt quan trọng với những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị ung thư.
Đăng trong Chưa phân loại