Ở người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có biểu hiện gì và có thể không biết cho đến khi làm xét nghiệm máu. Ở người mắc bệnh viêm gan B tiến triển, virus này sẽ tấn công lá gan và gây các bệnh như ung thư gan, xơ gan.
2. Con đường lây nhiễm virus HBV
Các con đường lây nhiễm virus HBV: truyền máu không an toàn, từ mẹ sang con, qua sinh hoạt tình dục, dùng chung vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng, khuyên tai…
3. Triệu chứng của viêm gan B.
Những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm gan virus: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sau đó là thời kỳ vàng da: gan to, da và củng mạc mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, phân trắng, rất mệt mỏi.
4. Cách Phòng ngừa Viêm Gan B
Bệnh viêm gan A và viêm gan B đã có vắc xin phòng ngừa. Viêm gan C và D chưa có vắc xin đặc hiệu. Tất cả các đối tượng chưa bị nhiễm virus viêm gan B cần tiêm chủng để phòng bệnh viêm gan B.
Những trẻ được sinh ra từ mẹ đã bị viêm gan B thì cần tiêm huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.
Lịch tiêm chủng:
Người lớn (≥ 19 tuổi): gồm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau một tháng. Liều dùng: 20 mcg/1ml.