Viêm gan A và những điều bạn nên biết!

12 Tháng Một, 2021

1. Viêm gan A là gì?

Viêm gan A do virus Hepatitis A gây ra, hay còn gọi là virus HAV. Virus HAV có thể lây nhiễm, thường gặp ở các nước đang phát triển và các nước trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đa số các trường hợp mắc viêm gan A đều có thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi được chữa khỏi, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với virus HAV.

2. Triệu chứng của viêm gan A

Cũng như một số bệnh viêm gan khác, thời gian đầu, bệnh nhân mắc viêm gan A không có bất kỳ triệu chứng nào. Sau khi virus xâm nhập cơ thể khoảng 2 – 6 tuần, thông thường là khoảng 4 tuần, bệnh nhân mới bắt đầu có các triệu chứng như:

  • Vàng da, vàng mắt;
  • Nước tiểu có màu sẫm hơn;
  • Phân có màu nhạt;
  • Cơ thể ngứa ngáy;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đau nhức khắp người;
  • Sốt nhẹ;
  • Đau bụng dướI

Các triệu chứng cụ thể của người nhiễm viêm gan A có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, sức đề kháng, tình trạng sức khỏe hiện tại.
Điều đáng mừng là viêm gan A không nguy hiểm như viêm gan B và viêm gan C. Bệnh không dẫn đến những bệnh lý gan mãn tính khác. Đa số các trường hợp mắc bệnh sẽ được chữa khỏi trong khoảng 1 tháng.

3. Viêm gan A lây truyền qua đường nào?

Ở người mắc bệnh viêm gan A, virus được tìm thấy nhiều nhất trong phân, và cả trong nước bọt, nước tiểu. Các chất thải của người bệnh được thải ra ngoài sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh, phát tán virus rộng rãi. Những đường lây lan chính của virus viêm gan A bao gồm:

  • Ăn thức ăn chế biến bởi người bị viêm gan A không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh;
  • Uống nước ở nguồn nước ô nhiễm;
  • Ăn sò, ốc sinh sống ở nguồn nước ô nhiễm;
  • Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh viêm gan A;
  • Quan hệ tình dục với người đang mang virus.

Bệnh viêm gan A không lây truyền qua máu vì có rất ít virus trong máu. Đường phân – miệng là con đường lây lan chính của bệnh. Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh, uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh hoặc ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng với người bệnh có thể gây lây truyền bệnh viêm gan A

4. Nguy cơ mắc bệnh viêm gan A

Bất cứ ai chưa được tiêm phòng hoặc bị nhiễm trước đó đều có thể bị nhiễm vi rút viêm gan A. Ở những khu vực có virus lan rộng, hầu hết các trường hợp nhiễm viêm gan A xảy ra khi trẻ còn nhỏ. Các yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Vệ sinh kém;
  • Thiếu nước sạch;
  • Sống trong một gia đình có người nhiễm bệnh;
  • Tiếp xúc người bị viêm gan A cấp tính;
  • Đi du lịch đến các khu vực xảy ra bệnh viêm gan A mà không được tiêm chủng.
  • Quan hệ tình dục

5. Chẩn đoán bệnh nhân mắc viêm gan A

Các trường hợp viêm gan A không thể phân biệt lâm sàng với các loại viêm gan siêu vi cấp tính khác. Chẩn đoán cụ thể được thực hiện bằng cách phát hiện các kháng thể Immunoglobulin G (IgM) đặc hiệu của HAV trong máu. Các xét nghiệm bổ sung bao gồm phản ứng chuỗi sao chép polymerase ngược (RT-PCR) để phát hiện RNA virus viêm gan A và có thể cần các cơ sở thí nghiệm chuyên ngành thực hiện.

6. Phòng ngừa viêm gan A

Cải thiện vệ sinh, an toàn thực phẩm và tiêm chủng là những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm gan A.
Sự lây lan của viêm gan A có thể được giảm bằng cách:

  • Cung cấp đầy đủ nước uống an toàn;
  • Xử lý nước thải hợp lý
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.

Một số vắc-xin viêm gan A bất hoạt tiêm có sẵn trên toàn thế giới. Không có vắc-xin được cấp phép cho trẻ em dưới 1 tuổi. Các nhà sản xuất khuyến nghị tiêm 2 liều vắc-xin để đảm bảo bảo vệ lâu dài hơn khoảng 5 đến 8 năm sau khi tiêm vắc-xin.

Rửa tay sạch sẽ trước bữa ăn để phòng tránh Viêm gan A.

7. Tiêm chủng ngừa viêm gan A

Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan A nên là một phần của kế hoạch toàn diện về phòng ngừa và kiểm soát viêm gan do virus. Lập kế hoạch cho các chương trình tiêm chủng quy mô lớn bao gồm các đánh giá về ảnh hưởng của bệnh đến kinh tế và xem xét các phương pháp phòng ngừa thay thế hoặc bổ sung, như cải thiện vệ sinh và giáo dục sức khỏe để cải thiện thực hành vệ sinh.

Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm, sẽ giúp người dân biết được tình trạng các chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn Lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.