VIÊM GAN C LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO VÀ BỆNH CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ KHỎI KHÔNG?

27 Tháng Ba, 2024

Viêm gan C là một bệnh lý do các chủng virus HCV gây nên, bệnh lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Do đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm nên việc nắm được thông tin viêm gan C lây qua đường nào sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và bảo vệ chính mình.

1. Tổng quan về bệnh viêm gan C

Viêm gan C là một bệnh lý nhiễm trùng gan do virus HCV gây nên. Khi virus hoạt động, tế bào gan sẽ bị viêm, chức năng gan bị rối loạn, nếu không điều trị thì sẽ hình thành nên các tổn thương ở gan, tạo thành mô xơ. Lâu dài có thể dẫn tới tình trạng xơ gan, nguy hiểm hơn là ung thư gan.

Viêm gan C là bệnh lý do virus HCV gây nên

Viêm gan C là bệnh lý do virus HCV gây nên

Bệnh viêm gan C tồn tại ở hai dạng gồm:

  • Thể cấp tính: Đây là tình trạng gan bị nhiễm trùng trong ngắn hạn, thường khoảng dưới 6 tháng từ lúc nhiễm virus. Trung bình khoảng 15 – 25% các ca bệnh bị nhiễm virus HCV và có thể tự khỏi mà không cần điều trị khi sức đề kháng khỏe mạnh.
  • Mạn tính: Hầu hết các trường hợp bị viên gan C cấp tính đều chuyển sang mạn tính nếu cơ thể không thể tự đào thải virus và không được điều trị đúng cách. Bệnh có thể kéo dài mãi mãi và khiến sức khỏe cũng như các chức năng gan bị suy giảm, gây nên hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan,…

2. Viêm gan C lây qua đường nào?

Viêm gan C là căn bệnh khá hiếm gặp ở Việt Nam. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này cũng được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo. Để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh, bạn cần nắm rõ các con đường lây nhiễm của virus HCV để phòng tránh, cụ thể như sau:

2.1. Lây nhiễm qua máu

Virus HCV có thể lây truyền qua đường máu. Trường hợp nhận máu hoặc các chế phẩm từ máu của người bệnh thì sẽ bị nhiễm virus. Ngoài ra, nếu tái sử dụng dụng cụ y tế không được khử trùng, vô trùng cẩn thận, dùng chung đồ dùng cá nhân dễ gây trầy xước như dao cạo, bàn chải đánh răng,… với người bệnh thì cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, với một số hoạt động như xăm mình, bấm lỗ tai, châm cứu,… nếu các dụng cụ không được xử lý vô trùng cũng có thể gây nên tình trạng lây bệnh cho người khác. 

Virus viêm gan C lây qua đường nào: Câu trả lời đầu tiên là thông qua đường máu

Virus viêm gan C lây qua đường nào: Câu trả lời đầu tiên là thông qua đường máu

2.2. Quan hệ tình dục không an toàn

Các chủng virus HCV có thể sinh sống được ở trong dịch tiết âm đạo nữ và tinh dịch nam. Vì vậy, nếu quan hệ tình dục không an toàn với bệnh nhân viêm gan C thì khả năng lây nhiễm bệnh cũng rất cao.

2.3. Truyền từ mẹ sang con

Virus HCV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con nhưng tỷ lệ khá thấp. Thời điểm dễ lây nhiễm giữa mẹ và con nhất là khi sinh. Bởi lẽ, virus ở trong máu người mẹ có thể đi vào nhau thai và khi phần nhau thai này bị bong tróc thì con có thể bị nhiễm bệnh. 

Những mẹ bỉm đang trong quá trình cho con bú mà bị nhiễm virus HCV cũng cần phải cẩn thận hơn. Nếu đầu vú của mẹ bị xước thì khi cho con bú, các virus có thể lây nhiễm sang cho con. 

3. Những triệu chứng nhận diện bệnh lý

Tùy thuộc vào từng giai đoạn và triệu chứng viêm gan C cũng sẽ khác nhau, cụ thể là:

3.1. Triệu chứng cấp tính

Theo ghi nhận từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 80% các ca bệnh mới do virus HCV gây nên không có triệu chứng. Tuy nhiên, những trường hợp có triệu chứng ở giai đoạn cấp tính thường có biểu hiện như sau:

Những triệu chứng nhận biết viêm gan C cấp tính

Những triệu chứng nhận biết viêm gan C cấp tính

  • Sốt nhẹ.
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Cảm giác chán ăn và không ngon miệng.
  • Vàng da.
  • Màu nước tiểu sẫm hơn.
  • Bụng trên phải bị đau.
  • Có tình trạng đau khớp.

Những triệu chứng này thường sẽ xuất hiện sau khoảng 2 – 12 tuần kể từ khi cơ thể bị virus tấn công. Triệu chứng có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng. Nếu các virus này không được loại bỏ thì bệnh có thể chuyển thành mạn tính. 

3.2. Triệu chứng mạn tính

Khi bệnh biến chuyển thành viêm gan C mạn tính, virus HCV sẽ tồn tại và phát triển âm thầm ở bên trong cơ thể nhiều năm. Đa số những ca bệnh viêm gan C mạn tính không xuất hiện các triệu chứng cụ thể nào. Bệnh sẽ chỉ biết mình bị mắc bệnh khi được thăm khám, sàng lọc bệnh lý. 

Vì vậy, khi lá gan bị tổn thương quá nhiều, bệnh nhân thường bị suy giảm các chức năng gan với những biểu hiện như:

  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Chán ăn.
  • Sụt cân nhanh chóng.
  • Dễ bị chảy máu, bị bầm tím hoặc ngứa ngoài da,…

Một vài tình trạng tăng áp lực lên tĩnh mạch cửa như:

  • Chân bị sưng.
  • Bị cổ trướng.
  • Bị chảy máu tiêu hóa.
  • Lú lẫn.
  • Bị nói lắp.
  • Bị hôn mê (nguyên nhân là do bệnh não gan hoặc có một khối u ác tính ở gan)
Bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

4. Chẩn đoán và điều trị viêm gan C bằng cách nào?

Các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng như xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán bệnh viêm gan C.

4.1. Phương pháp chẩn đoán

Bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm máu nhằm kiểm tra các kháng thể chống HCV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì khả năng bệnh nhân đã bị nhiễm virus HCV. Để kết quả chẩn đoán chính xác hơn, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác như:

  • Xét nghiệm HCV – RNA.
  • Xét nghiệm xác định kiểu gen để tìm ra chủng virus viêm gan C của người bệnh.
  • Siêu âm gan. 
  • Fibroscan.
  • Chụp CT hoặc MRI ổ bụng.
  • Sinh thiết gan.

4.2. Điều trị viêm gan C như thế nào?

Bệnh lý thường được điều trị bằng thuốc kháng virus DAAs và kết hợp với một số loại thuốc khác tùy theo từng trường hợp để loại bỏ virus gây bệnh và ngăn ngừa được các tổn thương lên gan. Thời gian quá trình điều trị và sử dụng DAAs thường kéo dài khoảng 12 tuần, có nhiều trường hợp lâu hơn khoảng 24 tuần. Nếu việc điều trị thuốc không hiệu quả, người bệnh có biến chứng thì phẫu thuật ghép gan có thể sẽ được chỉ định. 

Ngoài việc áp dụng các biện pháp y khoa thì bệnh nhân cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Điều này sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng cho gan và hỗ trợ phục hồi thể lực tốt hơn. 

Phương án điều trị được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể

Phương án điều trị được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể

Lưu ý: bệnh lý này có thể tái phát nhiều lần. Vì vậy, sau khi kết thúc điều trị, người bệnh vẫn cần phải theo dõi, tái khám và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa. 

Những thông tin về chủ đề viêm gan C lây qua đường nào đã được bài viết cập nhật ở trên. Việc nắm và hiểu rõ phương thức lây nhiễm virus sẽ giúp bạn phòng tránh và tự bảo vệ chính mình một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cần tạo cho mình thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe, phát hiện mầm mống gây bệnh từ sớm (nếu có) và có phương án điều trị phù hợp. 

  • Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình.
  • Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.
Đăng trong Chưa phân loại