23 Tháng Một, 2021
1. Cortisol là gì và xét nghiệm cortisol là gì?
Cortisol là một loại hormone ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Theo đó, hormon này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh các vấn đề như sau:
- Đối phó với căng thẳng, về thể chất lẫn tinh thần xảy ra bên ngoài lẫn bên trong cơ thể.
- Chống lại sự nhiễm trùng.
- Điều hòa nồng độ đường trong máu.
- Duy trì huyết áp ổn định.
- Điều chỉnh quá trình trao đổi chất từ nguồn thực phẩm tiêu thụ và tạo thành năng lượng.
Nguồn gốc của cortisol là được tạo ra bởi tuyến thượng thận, hai tuyến nhỏ nằm phía trên thận. Xét nghiệm cortisol là một xét nghiệm nhằm mục đích đo nồng độ cortisol trong máu, nước tiểu hoặc nước bọt. Tuy nhiên, xét nghiệm cortisol trong máu là cách thực hiện phổ biến nhất để đo cortisol. Nếu mức cortisol quá cao hoặc quá thấp, điều đó có nghĩa là bệnh nhân có một tình trạng rối loạn tuyến thượng thận. Những rối loạn này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
2. Ý nghĩa xét nghiệm nồng độ cortisol máu là gì?
Một xét nghiệm cortisol trong máu, nước tiểu hay nước bọt là được sử dụng để giúp chẩn đoán các rối loạn chức năng của tuyến thượng thận gây ra. Trong đó, việc đo lường cortisol trong máu là thường được thực hiện nhất. Đây là công cụ không thể thiếu để chẩn đoán các bệnh lý bao gồm hội chứng Cushing, một tình trạng khiến cơ thể tự tạo ra quá nhiều cortisol và ngược lại là bệnh Addison, một tình trạng mà cơ thể không tạo ra đủ cortisol cần thiết.
Như vậy, bệnh nhân có thể sẽ cần xét nghiệm cortisol nếu được bác sĩ thăm khám phát hiện có các triệu chứng của hội chứng Cushing hoặc bệnh Addison.
Các triệu chứng của hội chứng Cushing bao gồm:
Như vậy, bệnh nhân có thể sẽ cần xét nghiệm cortisol nếu được bác sĩ thăm khám phát hiện có các triệu chứng của hội chứng Cushing hoặc bệnh Addison.
Các triệu chứng của hội chứng Cushing bao gồm:
- Béo phì, đặc biệt là ở vùng thân mình
- Huyết áp cao khó kiểm soát
- Lượng đường trong máu cao
- Xuất hiện những vệt tím trên bụng
- Da dễ bị bầm tím
- Yếu cơ
- Phụ nữ có thể có kinh nguyệt không đều và rậm lông, tóc thừa
Các triệu chứng của bệnh Addison bao gồm:
- Sút cân
- Mệt mỏi
- Yếu cơ
- Đau bụng
- Xuất hiện những mảng da sẫm màu
- Huyết áp thấp
- Buồn nôn
- Nôn ói
- Tiêu chảy
- Lông tóc thưa, dễ rụng
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cấp tính như huyết áp rất thấp hay tụt huyết áp, nôn ói nặng nề, tiêu chảy nhiều, dấu mất nước trên da rõ, đau bụng đột ngột và dữ dội là thậm chí lơ mơ, lú lẫn, mê man…, việc xét nghiệm cortisol lúc này là cần thiết nhằm xác định cơn suy tuyến thượng thận cấp tính. Do việc điều trị tình trạng sốc do suy tuyến thượng thận cấp tính đòi hỏi cần bổ sung cortisol cho người bệnh, nếu không được xác chẩn kịp thời, bệnh cảnh này có nguy cơ diễn tiến nặng dần và đôi khi đe dọa tính mạng.
3. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm cortisol như thế nào?
Mặc dù cortisol này có hiện diện trong hầu hết các loại dịch cơ thể như máu, nước tiểu, nước bọt, việc định lượng nồng độ hormone này thường được thực hiện ở dạng xét nghiệm máu.
Theo đó, bệnh phẩm cũng được lấy như các loại xét nghiệm máu khác. Điều dưỡng hay kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ lấy một mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay hoặc cẳng tay của người bệnh, sau đó cho vào ống nghiệm với chất bảo quản phù hợp. Khi số lượng bệnh phẩm thu thập đủ cho một lần vận hành máy, nhân viên phòng xét nghiệm sẽ tiến hành xếp các ống nghiệm vào máy. Toàn bộ quy trình tiếp theo sẽ được thực hiện tự động cho đến khi in ra kết quả gửi cho người bệnh.
Vì nồng độ cortisol trong cơ thể thay đổi tại mỗi thời điểm trong suốt cả ngày, thời điểm lấy máu để thử nghiệm đo lường hormone này rất quan trọng, thậm chí có ảnh hưởng đến các kết luận về sau. Trong thực hành lâm sàng, xét nghiệm máu cortisol thường được thực hiện hai lần một ngày, vào buổi sáng khi thức dậy với nồng độ cortisol ở mức cao nhất trong ngày và một lần nữa vào khoảng 4 giờ chiều, khi mức độ cortisol ở đỉnh cao thứ hai nhưng lại thấp hơn nhiều so với lần đầu.
Theo đó, bệnh phẩm cũng được lấy như các loại xét nghiệm máu khác. Điều dưỡng hay kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ lấy một mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay hoặc cẳng tay của người bệnh, sau đó cho vào ống nghiệm với chất bảo quản phù hợp. Khi số lượng bệnh phẩm thu thập đủ cho một lần vận hành máy, nhân viên phòng xét nghiệm sẽ tiến hành xếp các ống nghiệm vào máy. Toàn bộ quy trình tiếp theo sẽ được thực hiện tự động cho đến khi in ra kết quả gửi cho người bệnh.
Vì nồng độ cortisol trong cơ thể thay đổi tại mỗi thời điểm trong suốt cả ngày, thời điểm lấy máu để thử nghiệm đo lường hormone này rất quan trọng, thậm chí có ảnh hưởng đến các kết luận về sau. Trong thực hành lâm sàng, xét nghiệm máu cortisol thường được thực hiện hai lần một ngày, vào buổi sáng khi thức dậy với nồng độ cortisol ở mức cao nhất trong ngày và một lần nữa vào khoảng 4 giờ chiều, khi mức độ cortisol ở đỉnh cao thứ hai nhưng lại thấp hơn nhiều so với lần đầu.
Ngoài ra, những căng thẳng, lo lắng quá mức cũng có thể làm tăng mức cortisol “giả tạo”. Vì vậy, người bệnh cần được giải thích kỹ lưỡng về quy trình lấy máu để có sự hợp tác tốt nhất và nhất là cần được nghỉ ngơi trước khi thực hiện. Đồng thời, để tránh các yếu tố gây nhiễu kết quả, máu được lấy khi người bệnh không đang trong tình trạng bệnh lý quá nặng nề, như nhiễm trùng, chấn thương cũng như không quá đói hay quá no, dùng chất kích thích như uống rượu, uống cà phê, hút thuốc lá,… trước khi lấy máu.
4. Kết quả của xét nghiệm cortisol được nhận định như thế nào?
Một kết quả với nồng độ cortisol trong máu cao có thể được nhận định là bệnh nhân mắc hội chứng Cushing. Ngược lại, nếu nồng độ hormone này thấp thì bệnh lý Addison hoặc một loại bệnh làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến thượng thận sẽ bị nghi ngờ.
Tuy nhiên, nếu kết quả cortisol không bình thường, điều này không nhất thiết mọi bệnh nhân đều có bệnh lý và cần phải điều trị. Trong bối cảnh này, một số yếu tố cần được xem xét để biện luận như nhiễm trùng, căng thẳng và mang thai. Thậm chí, thuốc tránh thai, liệu pháp hormone ngoại sinh hay các loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến mức cortisol trong máu. Chính vì thế, cần cho bác sĩ biết các thuốc đang sử dụng để có thể đưa ra nhận định chính xác nhất.
Tuy nhiên, nếu kết quả cortisol không bình thường, điều này không nhất thiết mọi bệnh nhân đều có bệnh lý và cần phải điều trị. Trong bối cảnh này, một số yếu tố cần được xem xét để biện luận như nhiễm trùng, căng thẳng và mang thai. Thậm chí, thuốc tránh thai, liệu pháp hormone ngoại sinh hay các loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến mức cortisol trong máu. Chính vì thế, cần cho bác sĩ biết các thuốc đang sử dụng để có thể đưa ra nhận định chính xác nhất.
Tóm lại, thượng thận là một trong những tuyến nội tiết quan trọng, sản xuất ra cortisol để điều chỉnh mọi chuyển hóa bên trong cơ thể. Theo đó, việc xét nghiệm nồng độ cortisol máu trong chẩn đoán hội chứng Cushing và suy thượng thận là một công cụ cần thiết trong khảo sát các bệnh lý nói chung tại cơ quan này. Vì vậy, khi có bất kỳ các triệu chứng như trên, cần đi thăm khám và được chỉ định làm cortisol phù hợp.
Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.
Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.