Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu – Những điều bạn nên biết

20 Tháng Tư, 2022

1. Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu là gì?

Chắc hẳn rất nhiều bạn còn cảm thấy khá lạ lẫm với hình thức xét nghiệm kể trên. Phương pháp xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu vốn có tên gọi quốc tế là Erythrocyte Sedimentation Rate (ESR). Ngoài ra, chúng còn được biết tới là xét nghiệm máu lắng, được sử dụng để theo dõi, kiểm tra tốc độ máu lắng của mỗi người. 

ESR là tên viết tắt của phương pháp xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu

Trên thực tế, phương pháp này không được dùng để chẩn đoán, phát hiện chính xác một căn bệnh nào đó. Chúng có tác dụng tầm soát hoặc phát hiện nhiều loại bệnh khác nhau nếu mọi người đi kiểm tra và tiến hành xét nghiệm.

Nếu muốn thực hiện loại xét nghiệm máu lắng, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp Pachenkop là chủ yếu. Cụ thể, mẫu máu xét nghiệm đã được xử lý, đảm bảo chống đông sẽ được đưa vào trong một cột thẳng đứng. Trong vòng một tiếng đồng hồ, các bác sĩ sẽ theo dõi, đánh giá chiều cao của cột huyết tương này so với ban đầu.

Trong đó, tốc độ lắng của hồng cầu được thể hiện thông qua lượng hồng cầu, nồng độ protein trọng lượng phân tử cao trong máu. Hiện nay, phương pháp xét nghiệm này được áp dụng trong nhiều trường hợp bởi vì chúng giúp phát hiện ra tình trạng viêm, hoại tử đang xảy ra ở một số vùng trên cơ thể.

2. Mục đích của việc xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu

Một vấn được hầu hết bệnh nhân quan tâm đó là xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu có thể giúp bác sĩ phát hiện điều gì? Như đã phân tích ở trên, việc xét nghiệm máu lắng không đặc hiệu cho một bệnh lý cụ thể nào. Nhiệm vụ chính của chúng đó là phát hiện ra tình trạng viêm, hoại tử đang xảy ra trên cơ thể người bệnh.

Trên thực tế, chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm ESR, các bác sĩ khó có thể phát hiện ra vị trí bị tổn thương trên cơ thể, nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Để chẩn đoán chính xác hơn, bệnh nhân cần phải tiến hành một số xét nghiệm, kiểm tra khác.

ESR giúp phát hiện tình trạng viêm xuất hiện trên cơ thể

Hiểu được vấn đề trên, bác sĩ sẽ thường áp dụng phương pháp xét nghiệm máu lắng để tầm soát một số bệnh lý. Nhờ vậy, chúng ta có thể phát hiện nguy cơ mắc bệnh có liên quan tới cơ gân, khớp hoặc dây chằng đang tiềm ẩn và có biện pháp điều trị kịp thời.

Đối với một số bệnh nhân đang điều trị bệnh ác tính, ví dụ: nhồi máu cơ tim, sốt nhiễm khuẩn,… hoặc cần theo dõi tình trạng viêm, hoại tử, bác sĩ sẽ chỉ định họ thực hiện xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu. Đây là cách tốt nhất giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị bệnh và đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

3. Bệnh nhân nên xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu trong trường hợp nào?

Nhiều người tỏ ra khá lo lắng vì không biết những triệu chứng thông báo tình trạng viêm, hoại tử là gì. Để chủ động phát hiện, điều trị bệnh, chúng ta hãy lưu ý một vài dấu hiệu dưới đây. Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng trên, hãy tiến hành xét nghiệm kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu ngay nhé!

Bạn không nên chủ quan trước bất cứ triệu chứng nào

Người mắc bệnh viêm khớp thường xuyên cảm thấy đau nhức ở vùng vai, cổ hoặc là hông. Tình trạng này kéo dài liên tục trong một thời gian, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức đầu, đột nhiên sụt cân không rõ lý do. Đây là những triệu chứng không thể coi thường, lơ là đâu bạn nhé!

Đối với người bị viêm đường tiểu hóa, các triệu chứng có thể gặp là: tiêu chảy cấp, đau bụng, đi đại tiện có lẫn máu. Các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu trong trường hợp phát hiện những triệu chứng bất thường kể trên.

4. Hiểu về kết quả xét nghiệm máu lắng

Khi tiến hành xét nghiệm máu lắng, mọi người không giấu được sự lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân. Vậy kết quả xét nghiệm như thế nào là bình thường?

Nếu bạn đang băn khoăn, lo lắng về kết quả kiểm tra, hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây. Dựa vào đó, chúng ta có thể biết tình hình sức khỏe của bản thân có ổn định hay không?

Nam giới < 50 tuổi: ESR < 15 mm/hr.

Nữ giới < 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr.

Nam giới > 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr.

Nữ giới > 50 tuổi: ESR < 30 mm/hr.

Một số nghiên cứu về xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu cho biết, tốc độ máu lắng ở nữ giới có xu hướng cao hơn so với phái nam. Bạn không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề này nhé!

Tốc độ lắng máu ở phụ nữ cao hơn so với nam giới

Ngoài ra, khi tuổi tác càng tăng cao, tốc độ lắng máu cũng dần tăng, tỉ lệ thuận theo lứa tuổi. Thông tin này không nhiều người biết, quan tâm tới, bạn nên lưu ý nhé!

5. Một số lưu ý khi tiến hành xét nghiệm tốc độ lắng máu hồng cầu

Đối với bất cứ phương pháp xét nghiệm nào, để đảm bảo kết quả chính xác nhất, mọi người nên chủ động tìm hiểu và chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành. Vậy mọi người nên lưu ý điều gì trước khi tiến hành xét nghiệm máu lắng?

Nhìn chung, mọi người không bắt buộc phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm. Song, để đảm bảo kết quả chính xác, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm. Một số thực phẩm chúng ta nên tránh đó là thịt bò, các loại hải sản,…

Đặc biệt, bệnh nhân hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ thay vì căng thẳng hoặc lo lắng nhé! Đây là điều vô cùng quan trọng, tuy nhiên mọi người luôn bỏ qua vấn đề trên.

Một số bệnh nhân sau khi xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu cảm thấy hơi chóng mặt, choáng váng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng thường gặp sau lấy máu, bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ trong vòng 30 – 40 phút là cơ thể sẽ ổn định.

Bệnh nhân có thể thấy chóng mặt sau khi xét nghiệm

Hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu. Bạn đừng quên chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành xét nghiệm, nhờ vậy kết quả kiểm tra chính xác, hiệu quả hơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ sau xét nghiệm, chúng ta cần thông báo với bác sĩ điều trị nhé!