Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin tổng quan về tuyến giáp cũng như các bệnh lý tuyến giáp thường gặp, cách chẩn đoán và phòng ngừa.
1. Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
2. Vị trí tuyến giáp ở đâu?
- Nằm phía trước cổ, có hình dạng như con bướm, phía trước truyến giáp là da và cơ thịt, phía sau tuyến giáp là khí quản
- Vị trí tuyến giáp tương đương với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1.
- Khối lượng: Tuyến giáp nặng khoảng 10 – 20 gram.
3. Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, tiết ra hormon.
Chức năng của hormon tuyến giáp là:
- Điều hoà chuyển hoá đường máu, mỡ máu.
- Duy trì lượng canxi trong máu.
- Điều hoà hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa
- Điều hoà tim mạch, huyết áp
- Tác động lên hệ thần kinh, não.
- Tác động lên sự phát triển của cơ thể
Iod là thành phần giúp tuyến giáp tổng hợp hormon tuyến giáp nên thừa hay thiếu iod có thể là nguyên nhân dẫn tới 1 số bệnh lý tuyến giáp.
4. Đối tượng dễ mắc bệnh lý tuyến giáp?
Vì sao bệnh tuyến giáp thường xảy ra ở nữ giới hơn nam giới đó là do sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể và mặt giải phẫu cũng như thay đổi sinh lý đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố hơn nam giới.
5. Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
1. Hạch tuyến giáp
Trong số tất cả các vấn đề về tuyến giáp, hạch tuyến giáp thường vô hại và không đau, có thể sờ hoặc nhìn thấy hạch trên cổ. Các hạch này có thể chèn ép thực quản hoặc khí quản dẫn đến khó thở và khó nuốt.
Đôi khi các hạch tuyến giáp có thể tạo ra các hormon dẫn đến các triệu chứng cường giáp như: sụt cân, lo lắng, nhịp tim nhanh… Tuy nhiên, tỷ lệ hạch tuyến giáp biến chứng và phát triển thành ác tính là khá nhỏ.
2. Bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp là một rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất hormone tuyến giáp quá mức, tình trạng này gọi là cường giáp.
Biểu hiện của bệnh cường giáp:
- Tăng thân nhiệt, huyết áp tăng
- Ăn nhiều nhưng không tăng cân, thể trạng luôn gầy.
- Tay run, da ẩm, đổ mồ hôi nhiều.
- Mạch đập nhanh, tim đập nhanh.
- Không chịu được thời tiết nóng, tăng tiết mồ hôi.
- Mắt lồi, có thể sờ thấy tuyến giáp to.
- Dễ cáu gắt, nói nhiều.
3. Bệnh suy giáp
Bệnh suy giáp là tình trạng tuyến giáp giảm chức năng dẫn đến sự thiếu hụt tổng hợp T3 và T4 và giải phóng hormon tuyến giáp.
Biểu hiện của bệnh suy giáp:
- Thân nhiệt giảm, huyết áp thấp
- Tăng cân, táo bón, tiểu ít.
- Giảm nhịp tim, giảm cung lượng tim.
- Giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy.
- Giảm chức năng thận, chức năng sinh lý suy giảm
- Da khô, rụng tóc.
- Ngủ nhiều, trầm cảm.
4. Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh thường gặp, có thể nói là căn bệnh đáng sợ nhất của tuyến giáp. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đồng thời ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi vì đây là bệnh ung thư có tiên lượng khá tốt nếu như được phát hiện sớm và điều trị.
Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp muộn hơn với biểu hiện là:
- Khối u trước cổ di động theo nhịp nuốt.
- Khàn tiếng, khó thở.
- Nổi hạch cổ.
6. Cách chẩn đoán sàng lọc bệnh lý tuyến giáp
1. Siêu âm tuyến giáp
Là phương pháp đầu tiên được chỉ định để kiểm tra tuyến giáp. Nhờ sóng siêu âm để quan sát hình ảnh tuyến giáp bao gồm vị trí, kích thước các nhân tuyến giáp.
2. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
- TSH: (hormone kích thích tuyến giáp TSH do tuyến yên sản xuất) có vai trò kích thích tuyến giáp sản xuất và bài tiết ra hormone.
- T3, FT3, T4, FT4: do tuyến giáp sản xuất ra dưới sự kiểm soát của TSH, thực hiện các chức năng chuyển hóa trong cơ thể.
- Một số kháng thể kháng tuyến giáp như: Anti TG, Anti TPO.
– Anti TG, Anti TPO: dùng để chẩn đoán các bệnh tuyến giáp tự miễn
– Tg, Calcitonin: dùng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Căn cứ vào xét nghiệm bác sĩ có thể đánh giá được tuyến giáp của bạn có đang hoạt động quá mức hay không; chẩn đoán bệnh nhân đang bị cường giáp, bình giáp hay suy giáp để từ đó đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
3. Sinh thiết tuyến giáp
Thực hiện sinh thiết tuyến giáp khi nghi ngờ có khối u ác tính.
Gây tê vùng cổ rồi tiến hành chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Sau khi lấy một số tế bào và dịch nhân của tuyến giáp bác sĩ sẽ soi dưới kính hiển vi để phát hiện những điểm bất thường. Phương pháp này để áp dụng cho những nhân > 1cm và lá xét nghiệm để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
7. Cách giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh
1. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng
Một trong những điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm để duy trì tuyến giáp khỏe mạnh là áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung cái loại thực phẩm dinh dưỡng:
- Trái cây.
- Rau.
- Đậu.
- Các loại ngũ cốc.
- Cá và hải sản.
- Các loại hạt.
- Dầu ăn và chất béo lành mạnh (bao gồm dầu ô liu nguyên chất, dầu hạt cải hữu cơ, dầu hướng dương, dầu cây rum, dầu dừa, các loại hạt, bơ).
2. Hạn chế một số loại thực phẩm
- Người bệnh nên tránh thực phẩm chế biến chứa đường, chất bảo quản và phẩm màu.
- Thực phẩm đã qua chế biến, bao gồm chất béo chuyển hóa, siro bắp có hàm lượng đường fructose cao, bột ngọt và đường tinh luyện có thể gây viêm ruột và kích hoạt các đợt bùng phát bệnh tự miễn dịch. Điều này không đặc hiệu đối với tuyến giáp nhưng hệ thống tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
- Các loại rau họ cải như súp lơ, bắp cải, cải xoăn, su hào, cải xoong, cải thìa và cải Brussels có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và folate (Vitamin B9) nhưng ăn sống với liều lượng cao có thể gây rối loạn tuyến giáp.
3. Hạn chế tiếp xúc những chất độc từ môi trường bên ngoài
Tiếp xúc lâu dài với các loại hóa chất can thiệp vào hệ thống nội tiết của cơ thể có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp. Trong đó, cần lưu ý nhóm chất ô nhiễm hữu cơ bền vững Perfluorinated (PFC), thường được tìm thấy trong những đồ vật:
- Thảm.
- Vải chống thấm nước.
- Bọt chữa cháy.
- Dụng cụ nấu chống dính.
- Các sản phẩm làm từ da.
Nên tránh dùng xà phòng kháng khuẩn có chứa Triclosan. Triclosan là thành phần làm thay đổi quá trình điều hòa hormon trong các nghiên cứu trên động vật (các nghiên cứu trên cơ thể người vẫn đang được thực hiện).
4. Bổ sung các chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ
- Iod rất cần thiết cho quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Trên toàn thế giới, thiếu iod là một trong những nguyên nhân chính gây phì đại tuyến giáp và suy giáp. Tuy nhiên, quá nhiều iod có thể gây ra chứng cường giáp ở những người nhạy cảm. Vì vậy, người bệnh tuyến giáp cần dùng thuốc Iodine dưới chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Dùng selen hoặc vitamin D có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe tuyến giáp. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy dùng 200 mcg khoáng chất selen mỗi ngày có thể làm giảm các kháng thể kháng tuyến giáp. Sự thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng có thể liên quan đến bệnh tự miễn dịch, vì vậy hãy nhờ bác sĩ kiểm tra mức vitamin D và bổ sung nếu hàm lượng vitamin trong cơ thể thấp dưới mức bình thường.
- Probiotic có thể giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, tăng cường nhu động và cải thiện tính thấm của ruột, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp.
Để được biết thêm thông tin bổ ích hãy liên hệ với Trung tâm xét nghiệm Y khoa Dr.Labo.
Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.