3 Tháng Năm, 2021
Là tuyến nội tiết hết sức quan trọng, tuyến giáp tham gia vào việc điều hòa hoạt động chuyển hóa của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Trong thực hành lâm sàng, để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh lý tuyến giáp, bác sĩ thường chỉ định thực hiện các xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
1. Ý nghĩa xét nghiệm hormon kích thích tuyến giáp (TSH)
TSH là hormon tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp, tham gia điều hòa hoạt động bài tiết hormon của tuyến giáp. Trường hợp tuyến yên phát hiện có ít hormon tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH, thúc đẩy tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone. Mặt khác, nếu tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormon giáp thì nó sẽ giảm sản xuất TSH, dẫn đến tuyến giáp cũng giảm sản xuất hormon.
Chỉ số TSH bình thường: 0.4 – 5 mIU/L.
Chỉ định xét nghiệm hormon kích thích tuyến giáp (TSH):
Chỉ số TSH bình thường: 0.4 – 5 mIU/L.
Chỉ định xét nghiệm hormon kích thích tuyến giáp (TSH):
- Để chẩn đoán các tình trạng chức năng tuyến giáp (suy giáp, cường giáp) và theo dõi đáp ứng điều trị;
- Phân biệt nguồn gốc suy giáp là tại tuyến hay ngoài tuyến.
Phiên giải kết quả:
- Những thay đổi giá trị TSH có thể đóng vai trò như hệ thống cảnh báo sớm về chức năng tuyến giáp, những biến đổi này xảy ra trước khi hormon tuyến giáp bị ảnh hưởng.
- Nếu mức TSH cao cho thấy tuyến giáp không tạo ra đủ hormon tuyến giáp (suy giáp do bệnh lý tại tuyến giáp).
- Nếu mức TSH thấp thường chỉ ra rằng tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp (cường giáp do bệnh lý tại tuyến giáp). Đôi khi TSH thấp cũng có thể là kết quả của sự bất thường ở tuyến yên, khiến nó không thể tạo ra đủ TSH để kích thích tuyến giáp (suy giáp do tổn thương ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên).
2. Ý nghĩa xét nghiệm Thyroxine (T4)
Là dạng chính của hormon tuyến giáp trong máu tuần hoàn. Trong máu, T4 tồn tại dưới 2 dạng:
- T4 tự do (FT4): Chiếm 0.02% và là dạng có hoạt tính sinh học;
- T4 gắn với protein: Chiếm 99.98% và là dạng không có hoạt tính sinh học.
Chỉ định: Để chẩn đoán các tình trạng chức năng tuyến giáp (suy giáp, cường giáp), đặc biệt khi kết hợp với TSH.
Phiên giải kết quả:
- TSH tăng cao và FT4 thấp: Phản ánh tình trạng suy giáp nguyên phát do bệnh ở tuyến giáp.
- TSH thấp và FT4 thấp: Phản ánh tình trạng suy giáp do vấn đề liên quan đến tuyến yên.
- TSH thấp và FT4 tăng cao: Phản ánh tình trạng cường giáp do bệnh lý tại tuyến giáp hoặc dung quá liều hormon giáp.
Chỉ số bình thường:
- T4 toàn phần: 45.2 -110 ng/ml;
- T4 tự do (FT4): 8.6 – 17.9 ng/l.
3. Ý nghĩa xét nghiệm Triiodothyronine (T3)
Là dạng hormon tuyến giáp trực tiếp hoạt động tại tế bào và có hoạt tính mạnh hơn T4. Phần lớn T3 được tạo ra ở các mô ngoại vi ngoài tuyến giáp từ T4.
Trong máu T3 tồn tại dưới 2 dạng:
Trong máu T3 tồn tại dưới 2 dạng:
- T3 tự do (FT3): Chiếm 0.2% và là dạng có hoạt tính sinh học;
- T3 gắn với protein: Chiếm 99.8% và là dạng không có hoạt tính sinh học.
Chỉ số bình thường:
- T3 toàn phần: 0.6 -1.84 μg/l;
- T3 tự do (FT3): 2.31 – 4.29 ng/l.
Chỉ định: Khi bệnh nhân có các triệu chứng cường giáp nhưng kết quả T4 tự do (FT4) bình thường hoặc ở mức ranh giới. Xét nghiệm Triiodothyronine (T3) giúp đánh giá chức năng tuyến giáp và chẩn đoán các trường hợp cường giáp do T3.
Phiên giải kết quả:
- Chẩn đoán cường giáp hoặc xác định mức độ nghiêm trọng của cường giáp: Bệnh nhân bị cường giáp sẽ có mức T3 tăng cao.
- Ở một số người có TSH thấp thì chỉ có T3 tăng và FT4 bình thường.
- Xét nghiệm T3 hiếm khi hữu ích ở bệnh nhân suy giáp, vì đây là xét nghiệm cuối cùng bị bất thường. Bệnh nhân có thể bị suy giáp nghiêm trọng với TSH cao và FT4 thấp, nhưng có T3 bình thường.
Đăng trong Tin Tức, Xét nghiệm | Tags: Bệnh lý tuyến giáp, Cường giáp, hoocmon tuyến giáp, Tuyến giáp