1. Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút vào buổi sáng để đi bộ với tốc độ tối thiểu 9km/h.
2. Thêm 30 phút tập thể dục vào cuối giờ chiều với các bài vận động phù hợp với hình thể, chẳng hạn béo nhiều thì tập các môn đòi hỏi phải vận động mạnh như chạy dài, cầu lông, đi xe đạp nhanh, bóng rổ, bóng chuyền; thể lực trung bình thì chọn cách vận động trung bình như chạy chậm, đi xe đạp chậm, thể dục thẩm mỹ; thể chất yếu nhưng cơ thể lại quá béo thì chỉ nên tập nhẹ như đi bộ, khí công…
3. Không được nôn nóng, cầu toàn khi mới tập luyện, vì sẽ rất có hại cho sức khoẻ trong khi cân nặng lại không giảm được là bao.
4. Ngoài những bài tập thể dục, hãy để cơ thể bạn tiêu hao năng lượng thêm bằng hoạt động giải trí khác như cười đùa, chạy nhảy… Đừng coi thường những hoạt động này, vì mỗi 20 phút vui đùa sẽ đốt khoảng 120 calories đấy.
5. Không bỏ bữa sáng: Những người ăn sáng mỗi ngày có thể giảm béo phì và nguy cơ bị tiểu đường từ 35%-50% so với người chỉ ăn 2 bữa sáng/tuần.
6. Ăn táo trước khi dùng bữa tối: Một trái táo chứa khoảng 5g chất xơ, tập trung nhiều ở phần vỏ. Chính chất xơ này sẽ làm ta cảm thấy no hơn, nên có thể điều tiết được chứng thèm ăn.
7. Tránh 5 loại thức ăn giàu bột đường là: cơm, xôi, bánh mì, khoai tây, đường.
8. Nên ưu tiên các loại ngũ cốc giàu chất xơ nhưng ít calories trong bữa ăn như cháo, các thứ bánh ướt, nui nấu chín…
9. Nên ăn nhiều trái cây, rau quả, vừa bổ sung đủ nước, muối khoáng, sinh tố, mà không sợ kèm theo nhiều calories. Rau quả là nguồn cung cấp các chất sắt, vitamin và muối khoáng, là những chất giúp ngăn chặn nguy cơ cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất có nguồn gốc thiên nhiên rất tốt cho sức khoẻ.
10. Có thể ăn rải rác nhiều bữa thay vì dồn vào ba bữa chính.
11. Không nên “kiêng” sữa và chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… Nên dùng hàng ngày vì chúng có hàm lượng mỡ và muối thấp, không gây tăng cân.
12. Cần hạn chế lượng muối, kể cả các sản phẩm chứa nhiều muối như bánh mì và các thực phẩm đóng hộp… Các loại thực phẩm đóng hộp, hun khói và chế biến sẵn từ thịt như giò, chả, xúc xích, patê… không nên dùng hàng ngày.
13. Không nên uống bia, rượu và các đồ uống có gaz.
14. Uống nhiều nước, ít nhất là 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. Nước vừa làm đầy dạ dày khiến bạn không thấy đói, vừa giúp cơ thể thải độc, và đốt lượng mỡ thừa.
15. Uống trà: Nhiều loại trà có tác dụng làm mát, an thần và tiêu độc. Uống trà cũng khiến bạn bớt đi cảm giác thèm ăn.
16. Không uống nhiều nước quả có hàm lượng đường cao như xoài, dưa hấu, đu đủ…
17. Đánh răng sau mỗi bữa ăn: Đánh răng không chỉ là vệ sinh răng miệng, mà còn là biện pháp giảm cảm giác thèm ăn. Nếu không có điều kiện đánh răng sau mỗi bữa ăn, bạn có thể dùng nước xịt thơm miệng mùi bạc hà.
18. Tìm cách giảm stress: Trạng thái mệt mỏi và căng thẳng về tinh thần, khiến bạn không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể và do đó, có thể khiến kế hoạch giảm cân của bạn tiêu tan.
19. Quên đi cái đói: Đừng có lúc nào cũng gán cho mình cảm giác đói cho đến khi dạ dày thực sự sôi lên. Một bữa ăn nhẹ cũng cần phải cân nhắc kỹ xem bạn đã thực sự đói hay chưa.
20. Đừng cân hàng ngày: Vì nó sẽ khiến bạn rất sốt ruột và muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nên nhớ, bất cứ phương pháp giảm béo nào cũng cần có thời gian.