1. Quá trình hình thành sẹo
Nhìn chung quá trình này sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn cầm máu: Đây là thời điểm sau khi bị thương, quá trình cầm máu sẽ diễn ra nhanh chóng do một loại protein hòa tan trong máu chuyển hóa thành dạng gel và lấp vị trí bị tổn thương.
- Giai đoạn sưng viêm: Giai đoạn này các tế bào bạch cầu sẽ tập trung tại vết thương để tiêu diệt vi khuẩn.
- Giai đoạn tăng sinh Đây là giai đoạn collagen, sợi protein phát triển bên trong vết thương, giúp vết vết thương nhanh chóng lành lại và tái tạo da mới
- Giai đoạn tái tạo: Collagen được bổ sung liên tục cho vết thương và điều chỉnh lại vùng da bị thương, vết sẹo sẽ mờ dần theo thời gian.
2. Làm gì để vết thương mau lành?
- Làm sạch vết thương, sát trùng vết thương: Sau khi bị thương nên làm sạch miệng vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối, loại bỏ dị vật để tránh nhiễm trùng xảy ra, nếu dị vật quá to hoặc đâm sâu thì không nên tự ý rút ra tránh mất máu quá nhiều. Lúc này cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được xử lý đúng cách. Chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành sơ cứu vết thương để tránh tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.
- Dưỡng ẩm, băng vết thương: Sau khi xử lý vết thương, có thể bôi một lớp kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ nếu vết thương nhỏ và băng kín vết thương. Tuy nhiên bạn nên lưu ý không sử dụng thuốc kháng sinh nghiền nhỏ rồi rắc lên vết thương khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi có thể gây dị ứng hoặc sốc phản vệ xảy ra. Sau khi băng bó, chú ý rửa và thay băng khi bị ướt hoặc bẩn, theo dõi nếu thấy hiện tượng nhiễm trùng xảy ra cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay lập tức.
3. Ăn gì nhanh liền sẹo?
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng với xương, mô liên kết, cơ bắp và mạch máu. Bên cạnh đó vitamin C còn giúp kích thích hình thành da mới và là một thành phần trong quá trình tạo collagen, một chất thiết yếu cho quá trình phục hồi hư tổn trên da.
Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm có vị chua như cam, chanh, bưởi, kiwi, cà chua, đu đủ… Ngoài ra trong một số rau xanh như súp lơ, cải brussels, rau bina…tuy nhiên trong lúc chế biến bạn nên chú ý không nấu quá chín nếu không sẽ mất đi một lượng lớn vitamin.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A thường được biết đến là loại dưỡng chất rất cần cho sự phát triển thị giác, tuy nhiên bên cạnh đó chúng còn còn có tác dụng phát triển và duy trì biểu mô, kích thích tạo mới collagen.
Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, các loại rau củ có màu vàng hoặc cam như cà rốt, rau có màu xanh đậm, hạt hướng dương, khoai lang, dầu gan cá, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông…
- Thức ăn giàu protein
Làm gì để vết thương mau lành? Bổ sung đủ protein qua chế độ ăn hằng ngày là điều thiết yếu bởi protein là dưỡng chất quan trọng cho quá trình lành vết thương, tái tạo da, collagen và mạch máu. Chính vì vậy để vết thương hở chóng lành bạn nên bổ sung đủ protein trong chế độ ăn. Dưỡng chất này có thể tìm thấy ở rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt nhiều trong trứng, hạnh nhân, ức gà, yến mạch, sữa, bông cải xanh, thịt bò nạc, cá ngừ, các loại cá, đậu phộng…
- Thức ăn giàu kẽm
Kẽm là một nguyên tố vô lượng, được tìm thấy trong mô của cơ thể và có vai trò tổng hợp protein, tạo ra collagen giúp kích thích chữa lành vết thương nhanh hơn và giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.
Bạn có thể tìm thấy kẽm ở trong các loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, hạt bí, cacao, socola, thịt lợn nạc, nấm, rau bina, củ cải, lòng đỏ trứng gà.
Ăn gì nhanh liền sẹo không phải là vấn đề khó, việc kết hợp các loại thực phẩm giàu dưỡng chất sẽ giúp vết thương nhanh liền sẹo và hạn chế để lại những loại sẹo khó mờ trên cơ thể.