Thể dục thể thao (TDTT) luôn đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người, phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
Đối với bệnh tim mạch việc tập luyện TDTT trong việc phòng chống lại các bệnh lý tim mạch và những biến chứng nguy hiểm do nó gây ra.
Vì sao tập luyện TDTT có lợi cho tim mạch?
Dựa theo 1 nghiên cứu khoa học người ta thấy rằng những người tham gia luyện tập thể lực với các tần số:
– 150 phút/ 1tuần: giảm 14% nguy cơ
– 300 phút/ 1tuần: giảm 20% nguy cơ
Những người lớn tuổi càng luyện tập nhiều và đều đặn thì càng tốt cho sức khỏe.
Vì có luyện tập là có lợi cho sức khỏe, nên mọi người cần phải cố gắng luyện tập thể thao để đạt được ít nhất 150 phút/tuần
Các hoạt động thể lực từ lau nhà, đi bộ, chạy bộ đều có lợi cho tim mạch.
Hoạt động thể lực thúc đẩy rất nhiều lợi ích cho cơ thể như giảm cân, hạ huyết áp và giảm căng thẳng. ..
Trái tim của chúng ta, khi được tập luyện thường xuyên sẽ đập chậm hơn khi phải vận động mạnh.
Cơ bắp sẽ ít mệt mỏi, tạo nên cảm giác khỏe khoắn lâu dài.
TTDTT sẽ làm:
– tăng sức chịu đựng thiếu oxy
– giảm nhu cầu đòi hỏi về oxy của cơ tim
– khai thông những mạch kém hiệu năng hoạt động trong cơ tim.
Người bệnh tim mạch cần tập như thế nào?
Với những người có vấn đề về bệnh tim mạch, cần đến khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về một chế độ tập luyện với cường độ phù hợp.
Tốt nhất là chỉ chọn những môn thể thao không đòi hỏi nhiều thể lực như đi bộ, chạy bộ (chậm), bơi lội, thể dục nhẹ nhàng… – Cần khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để các hệ cơ-xương-khớp, hệ tuần hoàn và hô hấp có thể thích nghi với nhịp độ vận động. Bệnh nhân tim mạch cần tránh tập luyện với tinh thần của một “đấu sĩ” vì gắng sức quá sẽ có thể gây nguy hiểm.
Một số hình thức thể dục phù hợp đối với người bệnh tim:
Đi bộ:
– Đi hơi nhanh, hơi rảo bước để cho mạch nhanh lên.
– Sau đó thong thả đi chậm.
– Nếu thấy ra chút mồ hôi và hơi thở gấp một chút là tốt.
– Có thể đi bộ nhiều lần trong ngày.
– Mỗi ngày rảo bước độ 30 – 60 phút là đủ.
Chạy:
– Nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần nhưng vừa sức và đều đặn.
– Khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi ngừng hẳn.
– Có thể mỗi tuần chỉ chạy ba – bốn lần, với điều kiện tổng số chiều dài quãng đường được nâng dần lên.
Tránh chạy ở những nơi không khí ô nhiễm
Bơi:
– bơi thư thả nhẹ nhàng, không bơi nhanh và lặn vì việc nín thở rất nguy hiểm cho tim mạch.
Bóng bàn, cầu lông:
– Môn thể thao nhẹ rất an toàn.
– Chơi tùy sức, nhẹ nhàng, đừng cố gắng nhưng không được chơi kéo dài trên một giờ.
Khí công, yoga:
có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe toàn thân, đặc biệt là tim mạch vì nó ảnh hưởng tốt đến tâm lý, tạo sự lạc quan và tự tin cho người tập.
Nếu chưa khởi động tốt đã tiến hành luyện tập với cường độ lớn sẽ dễ bị thiếu máu cơ tim dẫn đến đau tim.
Nếu chưa hồi tĩnh đã dừng hoạt động đột ngột cũng làm tim khó thích nghi ngay, thậm chí gây ra những phản ứng xấu.
Cần chú ý phản ứng của nhịp tim và huyết áp.
Nên tiến hành đo nhịp tim và huyết áp trước mỗi lần vận động.
Cần lên kế hoạch tập luyện và ghi chép:
– nhật ký luyện tập
– lượng vận động, …
làm cơ sở điều chỉnh và tổng kết kinh nghiệm.