Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ– ADA, tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa trên 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
- Nồng độ đường huyết lúc đói (fasting plasma glucose: FPG)
- Khoảng tham chiếu FPG ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).
Bệnh nhân phải:
- nhịn ăn (không ăn, không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc).
- nhịn ăn ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm).
- không uống bất cứ các loại thuốc nào liên quan tới hạ đường huyết trước khi lấy máu.
2. Nồng độ glucose ở thời điểm sau 2 giờ (oral glucose tolerance test: OGTT)
- Khoảng tham chiếu OGTT ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
Khảo sát bằng cách làm nghiệm pháp tăng đường huyết bằng đường uống.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện như sau:
- bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp.
- dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước
- uống trong 5 phút.
- trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrate mỗi ngày.
3. HbA1C
- Khoảng tham chiếu HbA1C ≥ 6,5% (48 mmol/mol).
- Xét nghiệm này phải được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
4. Nồng độ đường huyết ngẫu nhiên ( nghĩa là mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ)
- Khoảng tham chiếu ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Ngoài ra trường hợp không có triệu chứng kinh điển của đái tháo đường như:
- tiểu nhiều
- uống nhiều
- ăn nhiều
- sụt cân không rõ nguyên nhân…
Những xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường ở trên cần được thực hiện lặp lại 2 lần để chẩn đoán xác định.
Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần đầu tiên có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, các bác sĩ thường sử dụng 2 phương pháp chẩn đoán đái tháo đường là
- định lượng glucose huyết tương khi đói.
- Xét nghiệm HbA1c.