Theo các chuyên gia, bà bầu hoàn toàn có thể ăn quả chôm chôm. Khi thưởng thức với số lượng vừa phải, loại trái cây này sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe mà không hề gây ra tác dụng phụ nào đáng lo ngại.
Lợi ích của ăn chôm chôm khi mang thai
1. Chống buồn nôn và chóng mặt
Mỗi mẹ bầu đều trải qua các triệu chứng thai kỳ khác nhau và có không ít chị em gặp rắc rối với những vấn đề thường gặp khi mang thai, chẳng hạn như buồn nôn và chóng mặt. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu trong người, bạn hãy ăn một vài quả chôm chôm. Vị ngọt xen lẫn hơi chua từ loại trái cây này sẽ phần nào giảm nhẹ cơn buồn nôn đang làm phiền mẹ bầu.
2. Cung cấp chất sắt
Chôm chôm dồi dào lượng sắt tốt và cũng giúp kiểm soát nồng độ hemoglobin. Bà bầu ăn chôm chôm thậm chí còn có thể giảm thiểu tình trạng mệt mỏi khi mang thai vốn rất phổ biến.
3. Củng cố hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch khi mang thai sẽ trở nên khá yếu ớt, khiến bạn dễ dàng trở thành mục tiêu của tất cả các loại bệnh và nhiễm trùng. Chôm chôm rất giàu đồng, đây là khoáng chất giúp tạo ra nhiều tế bào bạch cầu để có thể chống lại các bệnh thông thường, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, đau đầu khi mang thai và những cơn ho.
4. Tốt cho hệ tiêu hóa
Bà bầu ăn chôm chôm ở mức vừa phải còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, từ đó hạn chế tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy khi mang thai. Ngoài ra, chất phốt pho từ chôm chôm sẽ giúp cơ thể nhanh chóng sửa chữa các mô bị hỏng.
5. Cung cấp vitamin E
Chôm chôm là một nguồn cung cấp vitamin E lý tưởng và giúp giải quyết gần như tất cả các vấn đề về da cho bà bầu. Bà bầu ăn chôm chôm cũng là một lựa chọn tuyệt vời nhằm giảm thiểu sự xuất hiện của vết rạn da sau sinh, cũng giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, da mệt mỏi, ngứa và lão hóa da.
6. Kiểm soát huyết áp và cholesterol
Ăn chôm chôm khi mang thai không những giúp đẹp da mà còn hỗ trợ răng cường khả năng lưu thông máu, điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định. Việc tiêu thụ quả chôm chôm thậm chí còn có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng phù nề chân tay khi mang thai.
7. Thanh lọc cơ thể
Hầu hết các loại bệnh xuất hiện đều do sự hiện diện của chất độc trong cơ thể. Khi ăn chôm chôm, bạn đã gián tiếp giúp cơ thể loại bỏ những độc tố có hại nhờ vào lượng vitamin C và phốt pho có trong loại quả này.
8. Làm đẹp tóc
Thói quen ăn chôm chôm điều độ sẽ có hiệu quả trong quá trình điều trị gàu và thậm chílà các vấn đề liên quan đến da đầu khác nhau khi mang thai. Quả chôm chôm cũng củng cố thêm sức khỏe cho chân tóc nếu như quá trình thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai khiến tóc bạn mỏng và yếu dần.
Tác dụng phụ khi ăn chôm chôm
Bà bầu ăn chôm chôm quá nhiều có thể dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như:
- Tăng chỉ số đường huyết: Quả chôm chôm chín chứa hàm lượng đường khá cao, dễ dàng khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đường huyết không ổn định nếu thưởng thức chôm chôm với số lượng lớn trong thời gian dài. Do vậy, nếu bạn đang mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ, hãy cân nhắc đến vấn đề này và chỉ nên nhấm nháp từ 5 – 6 quả cho mỗi ngày mà thôi.
- Tăng cholesterol: Theo các chuyên gia, hàm lượng đường trong quả chôm chôm có thể chuyển hóa thành rượu và làm chỉ số cholesterol tăng khi mẹ bầu ăn những quả quá chín.
Cách chọn chôm chôm cho bà bầu
Một số mẹo chọn quả chôm chôm tươi ngon để mẹ bầu thưởng thức là:
- Mùa chôm chôm bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng 11, do đó, mẹ bầu không nên mua chôm chôm ngoài khoảng thời gian này. Nguyên do đó là những quả trái mùa, thường chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khá cao.
- Chọn những quả to, mọng, chắc tay bởi chúng sẽ có cùi dày và mọng nước
- Chọn quả có màu đỏ tươi, bạn có thể lăn nhẹ quả trên tay để xem sợi lông có mềm và dẻo không
- Tránh mua những quả xỉn màu hoặc có màu nâu, lông khô và giòn vì chúng thường không tươi ngon
- Bảo quản trái chôm chôm trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần trong khoảng 5 ngày.