Bệnh Thalassemia nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?

21 Tháng Tư, 2022

1. Vai trò của chế độ ăn khoa học với người bệnh Thalassemia?

Bệnh Thalassemia là bệnh di truyền, nghĩa là người mắc bệnh do nhận gen từ cha mẹ. Điều này không có nghĩa là cha hoặc mẹ hoặc cả hai cùng mắc Thalassemia bởi bệnh có nhiều thể. Những người mắc thể nhẹ không có biểu hiện bệnh song vẫn mang gen bệnh và có thể di truyền.

Thalassemia là loại bệnh lý nguy hiểm, cần được theo dõi và điều trị kịp thời

Người mắc thể bệnh nặng cần được theo dõi sát sao và điều trị ngay khi cần thiết. Nếu xảy ra tình trạng thiếu máu nặng, cần thực hiện truyền máu định kỳ để đảm bảo huyết sắc tố luôn ổn định. Tuy nhiên, việc truyền máu cùng với tác động tăng hấp thu sắt trong chế độ ăn để tăng tạo hồng cầu có thể khiến người bệnh bị quá tải sắt.

Tình trạng quá tải sắt, ứ sắt trong các cơ quan có thể gây rối loạn chức năng tuyến thượng thận, tuyến thượng giáp và rối loạn hấp thu canxi. Để phòng ngừa những biến chứng này, chế độ ăn thông minh bổ sung dưỡng chất cơ thể cần và giảm thiểu dưỡng chất cơ thể dư thừa là cần thiết.

Dinh dưỡng rất quan trọng trong kiểm soát bệnh Thalassemia

Ngoài kiểm soát tốt lượng sắt hấp thu, người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn phong phú, đáp ứng nhu cầu bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài chăm sóc và thực hiện chế độ ăn phù hợp, cần thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng bệnh. Nếu bệnh diễn tiến nặng cần điều trị can thiệp để khắc phục.

2. Bệnh Thalassemia nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Những loại thực phẩm sau đây được khuyên dùng trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.

2.1. Ngũ cốc

Những thực phẩm nằm trong nhóm này là gạo, yến mạch, lúa mì, ngô,… Nhiều người có thói quen ăn ngũ cốc chung với các thực phẩm như dâu, nước cam,… song nên hạn chế cách ăn này bởi chúng làm tăng khả năng hấp thu sắt. 

Thay vào đó, hãy thử dùng ngũ cốc với sữa, vừa cung cấp dinh dưỡng tốt, vừa hạn chế bổ sung sắt và hấp thu sắt.

2.2. Sữa và chế phẩm từ sữa

Bệnh nhân Thalassemia, đặc biệt là bệnh nhân trẻ tuổi thường bị thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn hấp thu Vitamin D và canxi. 

 Sữa đặc biệt tốt với bệnh nhân Thalassemia nhỏ tuổi

 Vì thế bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa tươi, kem, sữa ít béo,… là cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Sữa sẽ bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt, đồng thời giúp kiểm soát sắt hấp thu tốt hơn.2.3. Thực phẩm giàu vitamin E.

Vitamin E là chất oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe, chống lại chất oxy hóa gây hại và làm chậm quá trình lão hóa. Với bệnh nhân Thalassemia, bổ sung nhiều thực phẩm chứa Vitamin giúp tăng khả năng đáp ứng với thuốc điều trị tăng sinh hồng cầu.

Một số thực phẩm giàu Vitamin E được khuyến cáo trong thực đơn của bệnh nhân Thalassemia gồm: dầu hạnh nhân, dầu đậu nành, quả bơ, dầu ô liu,…

2.4. Trà, cà phê và gia vị

Những thức uống như trà, cà phê có khả năng làm hạn chế hấp thu sắt – điều quan trọng mà mọi bệnh nhân Thalassemia cần đạt được. Trong đó, trà xanh chứa những chất rất tốt trong kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể, người bệnh được khuyến cáo nên uống trà xanh mỗi ngày.

Ngoài ra, một số loại gia vị, tiêu biểu là rau oregano sẽ có tác dụng tương tự.

2.5. Thực phẩm giàu canxi

Ngoài sữa, bệnh nhân Thalassemia cần bổ sung tăng cường canxi từ những thực phẩm khác. Đáp ứng tốt dinh dưỡng này giúp hạn chế hấp thu sắt và giảm tình trạng tích tụ sắt dư thừa, đồng thời tốt cho sức khỏe của xương và chất dẫn truyền thần kinh.

Những thực phẩm giàu canxi nên được dùng thường xuyên gồm: trứng, các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, hạnh nhân,… Tuy nhiên nên kiểm soát ăn số lượng thực phẩm vừa đủ để cơ thể không hấp thu quá nhiều canxi.

2.6. Rau củ quả tươi

Rau củ quả tươi chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, chúng hoạt động như những chất oxy hóa tự nhiên. Từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm biến chứng do Thalassemia gây ra. 

3. Bệnh Thalassemia nên kiêng ăn gì?

Ngoài nắm được bệnh Thalassemia nên ăn gì, bệnh nhân Thalassemia cần tránh một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt cũng như các chất làm tăng hấp thu sắt. Cụ thể:

3.1. Thực phẩm chứa nhiều sắt

Thực phẩm chứa nhiều sắt cần kiểm soát với hàm lượng thấp trong chế độ ăn và hạn chế không ăn thường xuyên. Nhóm thực phẩm này cần tránh gồm:

Hải sản

Những loại hải sản chứa nhiều sắt gồm: cá, hến, trai, sò,…

Thịt

Các loại thịt đỏ rất giàu sắt như thịt cừu, thịt bò, thịt lợn, thịt gà phần sẫm màu hoặc trong trứng, gan động vật.

Rau củ

Các loại rau củ chứa nhiều sắt gồm: khoai tây, rau ngót, đậu lăng, củ cải,…

Đặc biệt là những bệnh nhân Thalassemia nhỏ tuổi nên kiểm soát lượng thịt cá hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày, thay vào đó là những loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt,…

3.2. Những thực phẩm làm tăng hấp thu sắt

Những loại thực phẩm này không chứa nhiều sắt nhưng khi kết hợp trong bữa ăn, nó khiến cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Điều này rất nguy hiểm cho bệnh nhân Thalassemia, nhất là bệnh nhân trẻ tuổi. 

Nhóm thực phẩm này bao gồm:

  • Hoa quả giàu Vitamin C: bưởi, cam.
  • Thực phẩm lên men như bia, dưa bắp cải, đậu nành lên men.

Rất nhiều bệnh nhân sử dụng thực phẩm chức năng bổ trợ trong quá trình điều trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những thực phẩm chức năng này chứa sắt hoặc các dinh dưỡng khiến cơ thể hấp thu sắt nhiều hơn đều không tốt cho bệnh nhân Thalassemia. 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cũng cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần lạc quan, tuân thủ điều trị. Như vậy bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Với những thực phẩm trên, bạn đọc có thể tìm được câu trả lời bệnh Thalassemia nên ăn gì và xây dựng được chế độ ăn phù hợp. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ điều trị để chế độ ăn vẫn đảm bảo dinh dưỡng cơ thể cần mà hạn chế tăng hấp thu sắt