Bị cảm cúm có nên tắm không? Làm gì khi bị cảm lạnh?

11 Tháng Tám, 2022

1. Bị cảm cúm có nên tắm không?

Người bị cảm lạnh vẫn có thể tắm bình thường nhưng phải tắm nên tắm đúng cách để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên tắm với nước ấm ở nhiệt độ ấm từ 27 – 32 độ C.Nếu bạn có dấu hiệu chóng mặt do cảm thì nên tắm vòi sen và để chế độ phun sương ở tư thế ngồi và mát-xa bằng bọt biển.

Và lưu ý rằng đừng tắm với nước lạnh, vì nước lạnh có tính hàn sẽ khiến cơ thể lâu hạ sốt, các triệu chứng kéo dài thậm chí nặng dần thêm.

2. Trường hợp nào không nên tắm?

Trong các trường hợp dưới đây, người bị bệnh cảm lạnh không nên tắm:

Xuất hiện các triệu chứng: Sốt cao, ho dữ dội, nhiệt độ cơ thể tăng cao

Nếu người bệnh tắm khi xuất hiện các triệu chứng: Sốt cao, ho dữ dội và nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột dẫn đến việc năng lượng bị tiêu tốn một cách đáng kể. Việc đi tắm khi có các triệu chứng kể trên gây ra nguy hiểm đến sức khoẻ và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Tắm ngay sau khi ăn

Vì cơ thể của người bệnh cảm cúm đang rất yếu, nếu tắm ngay sau khi ăn sẽ khiến các huyết quản nở ra, da và các cơ cần nhiều máu hơn, vì thế sẽ làm thiếu lượng máu ở dạ dày, gây tổn thương ít nhiều đến đường tiêu hóa.

Tắm khuya

Đặc biệt, đối những người bệnh cảm cúm không nên tắm khuya. Vì nó dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt. Vì lúc này, sức đề kháng của cơ thể đang rất yếu nên dễ gây ra các triệu chứng mạch máu não bị co lại một cách đột ngột, gây đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành.

3. Cách giảm nhẹ triệu chứng khi bị cảm lạnh

Để chữa bệnh cảm lạnh một cách hiệu quả, người bệnh cần phải nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt lưu ý với những điều sau đây:

Ăn uống đầy đủ

Bổ sung các loại dưỡng chất và vitamin đặc biệt là vitamin C và kẽm giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại cảm lạnh. Đồng thời, người dùng chú ý nên tránh uống các đồ uống có thể gây mất nước như: Rượu, cà phê hay các đồ uống có ga .

Tăng khả năng bài tiết mồ hôi

Cách chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi hiệu quả ít ai biết là xông hơi hoặc tắm bằng nước gừng khi bị cảm lạnh sẽ giúp loại bỏ độc tố và giảm đau cơ. Đồng thời cơ thể của bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn.

Làm thông mũi

Thói quen xì mũi mạnh và thường xuyên của bệnh nhân cảm lạnh có thể gây kích ứng bên trong, gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi và xoang mũi, dễ dẫn đến viêm xoang. Để làm thông mũi, tốt nhất bệnh nhân nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bớt nghẹt.

Duy trì độ ẩm trong phòng

Bạn không nên bật máy lạnh cả ngày vì để tránh tình trạng không khí khô hanh tạo điều kiện cho vi khuẩn gây cảm lạnh sinh sôi mạnh, tấn công cơ thể.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Đây là một trong những yếu tố quan trọng. Việc cải thiện giấc ngủ giúp các bạn giảm căng thẳng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi bị cảm lạnh.