Bí ngô có tốt cho người bị tiểu đường không?

4 Tháng Hai, 2021
Đối với khoảng thời gian mùa thu và đầu mùa đông, bí ngô thường là loại thực phẩm vô cùng phổ biến.Bí ngô không chỉ có màu sắc tươi sáng mà còn được biết đến với hương vị thơm ngon nhờ vào độ ngọt tự nhiên và hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nhiều người có thể tự hỏi liệu bí ngô có phù hợp nếu bạn bị tiểu đường hay không.

1.Giá trị dinh dưỡng

Bí ngô là một loại thực phẩm ít calo nhưng có chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe tổng thể và cân bằng lượng đường huyết.
Một khẩu phần 120 gram bí ngô nấu chín có chứa:

  • Calo: 50
  • Chất đạm: 2 gram
  • Chất béo: 0 gram
  • Tinh bột: 11 gram
  • Chất xơ: 3 gram
  • Đường: 4 gram
  • Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
  • Sắt: 4% của DV
  • Vitamin C: 8% của DV
  • Vitamin A: 280% DV

Chất xơ đóng vai trò có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và ăn thực phẩm giàu chất xơ đã được chứng minh là có khả năng cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu. Một nửa cốc (120 gram) bí ngô có chứa 12% DV cho chất xơ

Một nửa cốc bí ngô có chứa 12% DV cho chất xơ

2.Ảnh hưởng của bí ngô lên lượng đường trong máu

Tải lượng đường huyết (GL) là một cách xếp hạng cho thực phẩm giàu carb. Chỉ số này cho biết số lượng carbs trong một khẩu phần thức ăn và mức độ mà một loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu từ thang 0 đến 10.
Trong khi đó chỉ số đường huyết (GI) là thang điểm từ 0 đến 100, cho biết mức độ một loại thực phẩm có thể khiến lượng đường trong máu của tăng lên đột biến. Chỉ số càng cao, có nghĩa là một loại thực phẩm có thể gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu càng lớn.
Bí ngô có GI cao ở 75, nhưng GL thấp ở 3.
Điều này cho thấy rằng việc tiêu thụ bí ngô có nghĩa nếu như ăn một khẩu phần nhỉ bí ngô thì ảnh hưởng của loại thực phẩm này lên đường huyết là không đáng kể.

3.Bí ngô và bệnh tiểu đường

Nghiên cứu cho thấy bí ngô có nhiều lợi ích tiềm năng dành riêng cho người mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy các hợp chất trong bí ngô làm giảm nhu cầu insulin ở chuột bằng cách thúc đẩy sản xuất insulin tự nhiên trong cơ thể.
Một nghiên cứu khác trên động vật đã quan sát thấy rằng hai hợp chất trong bí ngô – trigonelline và axit nicotinic – có thể là giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, trong một nghiên cứu khác ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2, sự kết hợp của carbohydrate trong bí ngô được gọi là polisaccarit và một hợp chất được phân lập từ cây Pueraria mirifica có tên là puerarin đã được chứng minh là có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy insulin. Mặc dù những kết quả này rất hứa hẹn, các nghiên cứu trên con người là c%Bn thiết để xác nhận những kết quả này.

4.Cách bổ sung bí ngô vào thực đơn

Một số cách phổ biến nhất để thưởng thức hương vị của bí ngô bao gồm uống các loại đồ uống làm từ bột bí ngô, sử dụng các loại bánh nướng hay bánh mì bí ngô.
Tuy nhiên, mặc dù những thực phẩm này có chứa bí ngô nhưng có chứa phần lớn các thành phần không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Đồ uống có vị bí ngô và đồ nướng như bánh bí ngô thường được làm bằng các thành phần có bổ sung thêm đường và ngũ cốc tinh chế, cả hai đều có chỉ số GI cao và mang lại ít giá trị dinh dưỡng. Những thực phẩm này không mang lại lợi ích sức khỏe tương tự như ăn bí ngô ở dạng tự nhiên và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.