Suy thận thường không có triệu chứng rõ rệt. Người nhà sẽ không biết hay không lưu ý để theo dõi sức khỏe của trẻ. Vì thế, phần lớn trường hợp nhập viện thường đã ở giai đoạn cuối. Ba mẹ cần chú ý nếu nhận thấy những dấu hiệu bệnh dưới đây cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời.
1. Phù nề
Trẻ có dấu hiệu sưng phù ở mắt sau khi ngủ dậy, tiếp đến là sưng toàn bộ cơ thể như tay, chân, bụng, lưng… Người nhà thường lầm tưởng rằng trẻ bị dị ứng với thức ăn hay do côn trùng cắn nên đã tự mua thuốc chữa trị.
Điều này là vô cùng nguy hiểm vì ẩn chứa nhiều nguy cơ gây biến chứng khó lường. Khi lượng ure trong máu tăng cao đột ngột (vượt nồng độ 20 – 30 mmol/l), tình trạng phù nề sẽ diễn ra rất nhanh.
2. Tiểu tiện bất thường hoặc tiểu quá nhiều
Trẻ nhỏ bị suy thận sẽ có triệu chứng như tiểu ít, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm… Nước tiểu của bé sẽ có màu đỏ do lẫn với máu, màu đục. Khi tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị bí tiểu, không tiểu được.
Tiểu nhiều lần về đêm là dấu hiệu suy thận thường gặp nhất. Dù lượng nước tiểu rất ít nhưng trẻ vẫn thường xuyên đi tiểu nhiều trong đêm. Khi đó, chức năng của thận không đảm bảo cho nhu cầu cơ thể, khiến trẻ bị đái dắt với lượng nước ít. Đi tiểu thường xuyên trong đêm còn làm trẻ bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ sâu, dễ khiến cơ thể bị suy nhược.
3. Chân tay bủn rủn
Khi bị suy thận, trẻ thường bị run tay chân nhiều, khó kiểm soát và kèm theo những triệu chứng như uể oải, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… Nếu người nhà không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, trẻ có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.
4. Hơi thở yếu, thở có mùi
Khi lượng oxi không đủ cung cấp cho cơ thể, trẻ thường xuyên bị thở khò khè. Hơi thở yếu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm bé bị chóng mặt, thở dốc, tức ngực… Đôi khi, trong lúc ngủ, trẻ sẽ bị khó thở. Ngoài ra, hơi thở của bé cũng sẽ có mùi khó chịu. Trong giai đoạn đầu của bệnh suy thận, cơ thể của trẻ không thải được chất độc nên bị tích tụ, gây ra mùi khó chịu cho hơi thở.
5. Chán ăn, ăn không ngon
Khi bị suy thận, trẻ thường cảm thấy chán ăn, không còn hứng thú đối với việc ăn uống. Trẻ thường bị ngán với các món thịt. Cơ thể trẻ thường xuyên mệt mỏi, chỉ muốn nằm yên một chỗ. Người nhà cho ăn món gì cũng khiến trẻ dễ bị nôn, luôn trong tình trạng buồn nôn, đặc biệt là khi ngửi mùi thức ăn.
6. Nhức đầu
Các cơn đau đầu, chóng mặt đột ngột, âm ỉ khi bị suy thận làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Bệnh suy thận làm thể tích máu tăng, dẫn tới tình trạng quá tải tuần hoàn khiến gan to, phù phổi, gây đau nhức đầu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Nguyên nhân gây suy thận ở trẻ
Dị tật bẩm sinh, di truyền: Khi mang thai, nếu thai phụ mắc phải suy thận cấp sẽ khiến tế bào gây bệnh tấn công thai nhi, gây ra bệnh thận ở trẻ. Ngoài ra, những dị tật bẩm sinh như thận đôi, thận đa nang, bất sản thận… cũng gây ra bệnh suy thận ở trẻ sơ sinh.
Giảm thể tích tuần hoàn cơ thể: Trẻ có hệ miễn dịch kém dễ mắc phải những triệu chứng như tiêu chảy cấp, rối loạn tiểu, khiến cơ thể bị mất nước. Tình trạng này có thể dẫn tới thể tích tuần hoàn trong cơ thể của trẻ bị suy giảm đột ngột, dẫn tới nguy cơ suy thận ở trẻ em.
Tổn thương ở thận: Những bệnh lý thận như viêm cầu thận, nhiễm độc thận, hoại tử ống thận… sẽ kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng chức năng bài tiết của thận. Khi bị tổn thương thận, những bệnh lý này hoàn toàn có khả năng biến chứng, gây ra tình trạng suy thận cấp ở trẻ.
Nhiễm trùng: Những loại vi trùng, ký sinh trùng là nguyên nhân gây bệnh suy thận ở trẻ. Khi vi trùng tấn công cơ thể, gan và thận là những bộ phận có chức năng đào thải độc tố sẽ bị tác động nặng nề nhất, gây ra tình trạng suy thận ở trẻ.
Bệnh lý về huyết áp và tim mạch: Trẻ em khi mắc những bệnh lý về huyết áp và tim mạch rất dễ mắc phải bệnh suy thận vì sử dụng thuốc thường xuyên trong quá trình điều trị. Thuốc thường có tác dụng phụ không tốt cho chức năng bài tiết của thận. Vì thế, việc dùng thuốc trong thời gian dài dễ dẫn tới tình trạng suy thận cấp.