1. Một vài vấn đề về sỏi thận
Sỏi thận cũng có thể do sự tích tụ của axit uric. Sự tích tụ axit uric là do quá trình chuyển hóa protein. Cùng với việc đường tiết niệu không được thiết kế để tống chất rắn ra ngoài, vì vậy sẽ tăng khả năng hình thành sỏi thận trong cơ thể và gây ra nhiều cảm giác đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, để phòng tránh căn bệnh này cũng không quá khó và có thể thực hiện bằng cách thay đổi chế độ ăn hàng ngày.
Với những trường hợp mổ sỏi thận thì ngoài liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa, thì bác sĩ còn đưa ra các lời khuyên điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho đối tượng này nhằm giúp quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất. Sau đây, bài viết sẽ trình bày về vấn đề ăn gì sau mổ sỏi thận.
2. Một vài cách ăn sau mổ sỏi thận
Một số nguyên tắc về thói quen cũng như chế độ ăn hàng ngày cho bệnh nhân điều trị sỏi thận
2.1 Giữ đủ nước
Chất lỏng, đặc biệt là nước, giúp pha loãng các hóa chất hình thành sỏi. Chính vì vậy, người bệnh nên cố gắng uống ít nhất 12 cốc nước mỗi ngày.
2.2. Tăng lượng trái cây họ cam quýt trong khẩu phần ăn hàng ngày
Trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng có thể giúp giảm hoặc ngăn chặn sự hình thành sỏi do citrate sản sinh tự nhiên. Các loại trái cây có lợi ích cho những người mắc sỏi thận bao gồm: Chanh, cam và bưởi.
2.3. Ăn nhiều canxi và vitamin D vào khẩu phần hàng ngày
Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể của bạn thấp, nồng độ oxalat có thể tăng lên. Lúc này, tốt nhất bạn nên bổ sung canxi từ thực phẩm vào trong chế độ ăn hàng ngày hơn là từ thực phẩm bổ sung. Vì quá trình bổ sung canxi dưới dạng thực phẩm bổ sung có thể có liên quan đến việc hình thành sỏi thận.
Các nguồn thực phẩm cung cấp canxi tốt bao gồm: sữa, sữa chua, phô mai tươi và các loại phô mai khác. Bên cạnh đó còn có các nguồn thực phẩm cung cấp giàu canxi cho người ăn chay bao gồm: Các loại đậu, đậu phụ giàu canxi, rau xanh đậm, các loại hạt, hạt và mật mía.
2.4. Thực phẩm và đồ uống nên tránh trong chế độ ăn kiêng sỏi thận
- Hạn chế muối
Hàm lượng natri cao trong cơ thể, có thể thúc đẩy sự tích tụ canxi trong nước tiểu. Tránh thêm muối vào thực phẩm cũng như trong khẩu phần ăn hàng ngày đồng thời thực hiện kiểm tra nhãn trên thực phẩm đã qua chế biến để xem hàm lượng natri trong những thực phẩm này có nằm trong giới hạn cho phép được sử dụng hay không.
Thức ăn nhanh có thể chứa nhiều natri, nhưng thức ăn thông thường ở nhà hàng cũng vậy. Khi ăn ở bên ngoài hay ở nhà hàng thì bạn có thể yêu cầu không thêm muối vào bất cứ thứ gì bạn đặt trong thực đơn. Ngoài ra, hãy ghi lại những loại nước uống hoặc nước ép trái cây có hàm lượng natri cao để loại ra khỏi danh sách đồ uống lựa chọn của bạn
- Giảm lượng protein động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày
Sử dụng nhiều thực phẩm nguồn cung cấp protein, chẳng hạn như: thịt đỏ, thịt lợn, thịt gà, thịt gia cầm, cá và trứng, sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong máu của bạn.
Hơn nữa, ăn một lượng lớn protein cũng làm giảm một chất hóa học trong nước tiểu gọi là citrate. Tác dụng của Citrate là ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Một số loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc thực vật có thể là các lựa chọn thay thế cho protein động vật bao gồm: quinoa, đậu phụ (sữa đông), hummus, hạt chia và sữa chua Hy Lạp. Vì protein có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe chung của cơ thể nên bạn cần thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ về thành phần này trong khẩu phần ăn của mình
- Một chế độ ăn dựa trên thực vật có thể là lý tưởng
Đối với những người điều trị sỏi thận nên có kế hoạch ăn lành mạnh đối với thực phẩm có chứa oxalat. Bởi vì, thành phần oxalat trong các loại thực phẩm này chứa nhiều hóa chất này có thể làm tăng hình thành sỏi thận.
Nếu bạn đã bị sỏi thận, bạn có thể muốn giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn oxalat khỏi chế độ ăn uống của mình. Nếu bạn đang cố gắng tránh sỏi thận, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem bạn nên hạn chế những thực phẩm này như thế nào là phù hợp với tình trạng thực tế của bạn. Nếu bạn ăn thực phẩm có chứa oxalat, hãy luôn đảm bảo ăn hoặc uống những thực phẩm có nguồn gốc với canxi. Nhờ vậy sẽ giúp oxalat liên kết với canxi trong quá trình tiêu hóa, trước khi nó có thể đến thận của bạn. Thực phẩm giàu oxalat bao gồm: Sôcôla, củ cải, quả hạch, trà, cây đại hoàng, rau bina, khoai lang
- Không uống cola
Tránh đồ uống cola. Cola có nhiều phốt phát, một chất hóa học khác có thể thúc đẩy sự hình thành sỏi thận.
Giảm hoặc loại bỏ lượng đường bổ sung
Đường bổ sung bao gồm đường và si-rô được thêm vào thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến. Bổ sung thêm các loại đường sucrose và đường fructose có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Bạn nên theo dõi lượng đường bạn ăn, trong thực phẩm chế biến, chẳng hạn như: bánh ngọt, trái cây, nước ngọt và nước trái cây. Các tên đường bổ sung phổ biến khác bao gồm: xi-rô ngô, đường fructose kết tinh, mật ong, mật hoa thùa, xi-rô gạo lứt và đường mía.
3. Một vài lời khuyên cho một chế độ ăn cho người bệnh sỏi thận
Nếu bạn đang gặp vấn đề về sỏi thận, thì bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán để xác định loại sỏi bạn mắc phải. Sau đó, bác sĩ sẽ lập cho bạn một kế hoạch ăn kiêng cụ thể phù hợp với tình trạng của bạn, chẳng hạn như Chế độ ăn kiêng DASH. Các mẹo sẽ giúp bao gồm:
- Uống ít nhất 12 cốc nước mỗi ngày
- Uống nước cam quýt, chẳng hạn như nước cam
- Ăn thực phẩm giàu canxi trong mỗi bữa ăn, ít nhất ba lần một ngày
- Hạn chế ăn protein động vật
- Ăn ít muối, đường và các sản phẩm có chứa xi-rô ngô fructose cao
- Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều oxalat và phốt phát
- Tránh ăn hoặc uống bất cứ loại đồ uống nào có thể gây ra tác động làm bạn mất nước, chẳng hạn như rượu.
Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn