Xét nghiệm C – peptide giúp phân loại bệnh tiểu đường

5 Tháng Hai, 2021

1. C – peptide là gì?

C – peptide cấu tạo gồm 31 acid amin, được tạo ra do sự phá vỡ của chuỗi proinsulin tại tiểu đảo Langerhans của tuyến tụy, có trọng lượng phân tử 3020 daltons. Nó được coi là sản phẩm phụ  của quá trình cắt proinsulin thành insulin từ các tế bào beta đảo tụy. Insulin và C – peptide giải phóng một lượng như nhau vào máu, do đó nồng độ chất này phản ánh chính xác nồng độ insulin nội sinh mà không bị ảnh hưởng bởi Insulin ngoại sinh được cung cấp từ bên ngoài vào.
Xét nghiệm insulin là cơ sở để chẩn đoán nguyên nhân hay cơ chế gây tiểu đường và các rối loạn dung nạp đường máu  nhưng do insulin có thời gian tồn tại trong máu ngắn trong khi đó  peptide – C được giải phóng vào máu cùng với Insulin nhưng lại có thời gian tồn tại trong máu lâu hơn nên có thể xét nghiệm nồng độ C – peptide  để phân loại các type của bệnh. Bệnh đái tháo đường được chia làm 2 type:
– Đái tháo đường type 1 (có phụ thuộc insulin): tế bào beta đảo tụy bị phá hủy, cơ thể không sản xuất được insulin dẫn đến thiếu hụt insulin. Xét nghiệm C – peptide và insulin cho kết quả thấp.
– Đái tháo đường type 2 ( không phụ thuộc vào insulin): cơ chế của ĐTĐ type 2 bên cạnh việc cơ thể kháng insulin còn do sự suy giảm chức năng tế bào beta đảo tụy, từ đó giảm khả năng bài tiết insulin. Xét nghiệm C – peptide và insulin bình thường hoặc tăng.
Xét nghiệm C – peptide được dùng để đánh giá hoạt động chức năng của các tế bào beta đảo tụy, nhất là ở các bệnh nhân bị đái tháo đường được điều trị bằng Insulin.

2. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm C – peptide

Máu tĩnh mạch của bệnh nhân sẽ được tiến hành lấy theo những bước sau:
– Garo và sát trùng vị trí tĩnh mạch sẽ lấy máu bằng cồn.
– Dùng kim tiêm chích vào tĩnh mạch và lấy lượng máu vừa đủ để làm xét nghiệm.
– Tháo garo, giữ và dán bông vào vị trí tĩnh mạch vừa lấy máu để cầm máu.
Mẫu máu sau khi lấy sẽ được ly tâm để tách huyết thanh và được thực hiện phân tích xét nghiệm trên hệ thống máy sinh hóa.Các bệnh nhân đều được tư vấn phải nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Việc sử dụng các thuốc cũng cần chú ý và bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc trước khi làm xét nghiệm.

Hình 2: Xét nghiệm sử dụng bệnh phẩm là máu tĩnh mạch

3. Giá trị bình thường của xét nghiệm C – peptide là bao nhiêu?

Kết quả xét nghiệm được tính theo đơn vị ng/ml hoặc mmol/l.
– Khoảng tham chiếu của xét nghiệm là: 0.78 – 5.19 ng/ mL hay 0.17 – 0.9 mmol/l.
– Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Máu bệnh nhân bị vỡ hồng cầu.

  • Trong bệnh lý suy thận bài xuất C – peptide bị giảm sẽ gây tình trạng tăng giả tạo nồng độ chất này trong huyết thanh.

4. Ý nghĩa của xét nghiệm C – peptide

Đo nồng độ C – peptide là xét nghiệm hữu ích để:
Khi kết hợp cùng xét nghiệm glucose máu:
+ Nồng độ C – peptide bình thường hoặc thấp và glucose máu cao: khả năng cao là đái tháo đường type 1.
+ Nồng độ C – peptide cao và glucose máu cũng cao có thể nghĩ tới đái tháo đường type 2.
– Các nguyên nhân chính gây tăng nồng độ C – peptide thường gặp là3A%D

  • Đáp ứng khi nồng độ glucose máu tăng cao
  • Thai kỳ
  • Hội chứng Cushing
  • Bệnh lý gây suy giảm chức năng thận
  • U tiết insulin.
  • U tế bào đảo tụy.
  • Sử dụng thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylureas

– Các nguyên nhân chính gây giảm nồng độ C – peptide thường gặp là:

  • Đái tháo đường phụ thuộc insulin.

  • Sau cắt tụy.

– Đánh giá nồng độ insulin nội sinh ở các bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng insulin do nồng độ C – peptide không bị tác động khi dùng insulin ngoại sinh.
– Xác định hạ đường huyết do bị tiêm insulin không nhằm mục đích điều trị (ví dụ như để đầu độc), hạ đường huyết giả tạo sẽ thấy nồng độ insulin và C – peptide trong máu đều tăng cao.
– Để xác định sự xuất hiện của một khối u tiết insulin khi thấy sự gia tăng của cả insulin và peptide – C.
– Theo dõi sự tái phát của các khối u tiết insulin: khi thấy tăng trở lại nồng độ C – peptide.

5. Những ai nên thực hiện xét nghiệm C – peptide

Xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện ở một số trường hợp cụ thể như sau:
– Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng phương pháp tiêm insulin.
– Những trường hợp nghi ngờ bị đầu độc bằng insulin hay tự tử bằng insulin khi kết quả xét nghiệm insulin cho thấy nồng độ chất này tăng quá cao.
– Chẩn đoán phân biệt đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2 ở những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc tiểu đường.
– Dùng để chẩn đoán bệnh u đảo tụy và theo dõi điều trị sau khi đã cắt bỏ u.

Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.