Xét nghiệm đường huyết vào thời điểm nào là tốt nhất

8 Tháng Năm, 2023

1. Test thử đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết trong cơ thể người không cố định và thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn uống và luyện tập hằng ngày.

Lượng đường huyết trong máu tăng cao thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mọi người như tổn thương thần kinh, huyết áp caođột quỵ… Vì thế, việc theo dõi lượng đường huyết trong máu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Việc theo dõi đường huyết giúp:

  • Điều chỉnh các phương pháp điều trị hằng ngày ở bệnh nhân tiểu đường
  • Đánh giá được sự thay đổi của mức đường huyết sau thời gian áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện.
  • Giúp người chưa bị và đã bị tiểu đường đánh giá được lượng đường huyết trong cơ thể.

Nếu trước kia, để biết được lượng đường trong máu, bạn phải đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm máu thì bây giờ nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ, máy test thử đường huyết tại nhà ra đời, phục vụ cho nhu cầu của nhiều người.

Máy test thử đường huyết tại nhà bao gồm một máy, que thử và bút chích máu. Bạn có thể dễ dàng thực hiện và đo đường huyết tại nhà mà không cần phải mất thời gian đến bệnh viện để kiểm tra.

2. Thử đường huyết tại nhà như thế nào?

Test thử đường huyết tại nhà thường được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, người thân sẽ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng loại máy này. Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng sau:

  • Bông gòn khô
  • Bông cồn
  • Kim chích máu
  • Bảng theo dõi kết quả

Các bước thực hiện thử đường huyết tại nhà:

  • Bước 1: Bệnh nhân vệ sinh tay sạch sẽ, lau khô tay, có thể nằm hoặc ngồi trên ghế sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
  • Bước 2: Người thực hiện tiến hành sát trùng vị trí lấy máu thường là đầu ngón tay bằng bông cồn để cho lớp cồn trên da khô tự nhiên.
  • Bước 3: Khởi động máy bằng cách lấy que thử lắp vào khe trên máy sao cho vừa khít, khi đó máy sẽ tự khởi động mà không cần phải bấm nút nào. Chú ý code của que thử phải trùng với mã code hiện trên máy.
  • Bước 4: Lắp kim vào bút chích, điều chỉnh độ sâu phù hợp.
  • Bước 5: Giúp người bệnh thả lỏng tay, xoa tay để máu lưu thông tốt hơn, vuốt nhẹ ngón tay để máu dồn về đầu ngón, sau đó đặt kim chích xuống và bấm chích máu.
  • Bước 6: Vuốt và nặn nhẹ đầu ngón tay vừa bị chích sao cho đủ lượng máu cần thiết, sau đó thấm giọt máu vào que thử.
  • Bước 7: Dùng bông khô giữ vết kim đâm và chờ khoảng 45 giây sẽ có kết quả.
  • Bước 8: Ghi chép lại số liệu để so sánh, thu dọn đồ đạc, que thử sẽ được bỏ đi, không sử dụng lại.

Do máu được lấy để thử tại nhà là từ mao mạch nên kết quả sau cùng sẽ có chênh lệch so với việc bạn đến bệnh viện thử đường huyết lấy từ tĩnh mạch. Kết quả nồng độ đường trong máu lấy từ tĩnh mạch sẽ từ 4,4 – 7,2 mmol/ L khi đói và nhỏ hơn 10 mmol/ L sau khi ăn khoảng 2 giờ. Nếu kết quả bạn nhận được không ở trong khoảng giá trị nêu trên, bạn nên liên lạc với bác sĩ để biết thêm chi tiết.

3. Nên thử đường huyết lúc nào?

Thử đường huyết lúc nào hay đo đường huyết lúc nào chính xác nhất là điều mà nhiều người bệnh cũng như người thân của bệnh nhân khi thực hiện test thử đường huyết tại nhà đều muốn biết. Theo khuyến cáo của Hiệp hội tiểu đường Mỹ, có 4 thời điểm tốt nhất để theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể bao gồm:

  • Lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy: Lượng đường huyết lúc này sẽ dao động từ 5 – 7 mmol/L
  • Trước khi ăn: Con số dao động từ 4 – 7 mmol/L
  • Sau khi ăn 1-2 giờ: Khoảng 10mmol/L
  • Trước khi đi ngủ: Dao động từ ~ 6 – 8 mmol/L

Tùy vào thời gian, sự thuận tiện cho người thực hiện và người bệnh, bạn có thể lựa chọn đo thử đường huyết tại nhà vào một trong những thời điểm trên hoặc nhiều hơn nếu bạn có thời gian.

4. Lưu ý khi test thử đường huyết tại nhà

Để kết quả test thử đường huyết tại nhà chính xác nhất, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

  • Bảo quản tốt lọ que thử như trên hướng dẫn sử dụng, hạn chế tối đa không khí lọt vào lọ que thử
  • Khi lấy que thử ra phải sử dụng luôn, không được để quá lâu trong không khí, không được bẻ hay làm gãy que thử
  • Chú ý hạn sử dụng của que thử, sau khi sử dụng thì bỏ đi luôn, không dùng lại
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy, nên mua các dòng máy của Việt Nam hoặc máy có bản hướng dẫn bằng tiếng Việt
  • Kiểm tra đơn vị của kết quả, có hai đơn vị thường được sử dụng trên máy là mg/dL và mmol/L. Nếu máy cho kết quả là mg/dL bạn chỉ cần lấy kết quả chia cho 18 là ra kết quả mmol/L và ngược lại.

Có thể thấy thử đường huyết tại nhà vốn rất đơn giản và tiện lợi, giúp bạn có thể biết rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân, nhằm có hướng can thiệp kịp thời.

Đối với những trường hợp không có điều kiện mua máy về nhà để sử dụng, bạn có thể đến cơ sở y tế, bệnh viện để được kiểm tra định kỳ nhằm có những tư vấn cụ thể từ các bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại.

Đái tháo đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay bệnh còn có nguy cơ trẻ hóa. Nhận thấy được mối nguy hiểm đó, hiện nay đã và đang tiếp tục triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.


  • Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
  • Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.