Những vấn đề mẹ bầu thường gặp ở 3 tháng giữa thai kỳ

5 Tháng Hai, 2021

1. Đau bụng dưới và háng

  • Khi bạn di chuyển hoặc thay đổi tư thế hiện tượng đau ở vùng bụng dưới hoặc háng, trong thời gian ngắn (tính bằng giây) sẽ xuất hiện trong giai đoạn này. Bạn có thể khắc phục bằng cách chú ý nghỉ ngơi hợp lý, khi ngồi làm việc cần kê cao chân, tham gia các lớp tập thể dục cho bà bầu,… Nếu khó chịu quá bạn cần đến khám bác sỹ để có những xử trí kịp thời.

2. Táo bón

  • Có thể bạn sẽ rất khó chịu với triệu chứng này. Tuy nhiên, để khắc phục táo bón, bạn nên bổ sung trong thực đơn nhiều chất xơ, thức ăn có tính mát, nhuận tràng, uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng.

3. Đau ngực

  • Ngực của bạn sẽ tăng nhanh để chuẩn bị thực hiện thiên chức của chúng. Do vậy, bạn sẽ cảm thấy tức ngực. Nên chọn những đồ lót mềm mại, có khuy móc nới ra thoải mái theo kích cỡ của ngực để giảm triệu chứng này

4. Rạn da

  • Đây là điều khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng, bởi dấu vết này rất khó “xóa” sau khi sinh, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Tùy theo cơ địa từng người bạn sẽ thấy da ở các vùng ngực, bụng, mông, đùi… có những vết dạn.
  • Nguyên nhân có thể do tăng cân nhanh khi mang thai, đặc biệt là vùng bụng, túi dạ con và em bé lớn quá nhanh, “vượt xa” tốc độ phát triển của thành bụng. Bạn chỉ có thể hạn chế rạn da thôi chứ không thể “chống” được hiện tượng này.
  • Chú ý uống đủ nước, giữ ẩm cho da, điều chỉnh chế độ ăn để mẹ không tăng cân quá nhanh… Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ các loại kem chống rạn da (đã được kiểm nghiệm) giúp các vùng da bị rạn được “nuôi dưỡng” tốt hơn, giảm bớt hiện tượng ngữa, bong tróc da.


 
 

5. Chóng mặt

  • Bạn sẽ thấy các cơn chóng mặt bất thường xuất hiện. Có thể là do hạ đường huyết hoặc do thai nhi chèn ép lên các tĩnh mạch… Dù nguyên nhân nào đi nữa khi thấy chóng mặt bạn hãy ngồi xuống hoặc vịn vào một nơi chắc chắn để tránh bị ngã, ngất. Sau đó có thể uống một chút trà gừng, ăn một chút hoa quả hoặc đồ ăn vặt và nghỉ ngơi. Nếu được bạn nên nằm nghiêng, hạn chế nằm ngửa trong giai đoạn này.

6. Khó thở

  • Bạn có thể thấy tự nhiên khó thở, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tim đập nhanh, chân tay run rẩy, cơ thể mệt mỏi…Nó không gây hại gì nhưng sẽ làm cho bạn khó chịu.
  • Để giảm triệu chứng này, bạn hãy tăng cường nghỉ ngơi, giữ cho vùng ngực và lưng thẳng, có thể kê một chiếc gối sau lưng khi làm việc. Khi nằm bạn cũng cần kê cao phần thân trên để dễ thở hơn.

7. Nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Giai đoạn này, vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu khá thường gặp ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ mỗi lần khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý vấn đề này nhanh gọn và không để ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nếu gặp phải hiện tượng khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt,…khi mang thai bạn cần đến khám bác sĩ ngay, vì đây là hiện tượng rất khó chịu đựng. Cùng với đó, các mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân thường xuyên hơn, uống nhiều nước và ăn uống khoa học.

8. Hậu đậu, vụng về

  • Khi phần bụng lớn dần lên, cơ thể bạn sẽ dễ bị mất cân bằng, dễ ngã. Vì vậy, bạn cần lựa chọn những đôi giày thấp gót, mềm mại, mũi rộng, bám dính tốt, hạn chế mang vác cồng kềnh, tránh những nơi dễ trơn trượt…

Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.