Người mắc bệnh tiểu đường có nên nhịn ăn?

26 Tháng Hai, 2021
Nhiều ý kiến cho rằng, nhịn ăn có thể giúp giảm cân và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn đang có ý nghĩ thử nhịn ăn để xem hiệu quả thế nào thì hãy cân nhắc, bởi những rủi ro có thể gặp phải vốn rất lớn.

1. Mối liên hệ giữa nhịn ăn và tiểu đường

Có rất nhiều lời bàn tán về việc nhịn ăn, tức là không ăn trong một khoảng thời gian hoặc cắt giảm đáng kể lượng thức ăn để có sức khỏe tốt hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy, nhịn ăn có thể hữu ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng đây không phải là một phương pháp điều trị chính thống. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ không khuyến khích nhịn ăn như một kỹ thuật để quản lý bệnh tiểu đường. Hiệp hội cho biết, thay đổi lối sống, bao gồm cả liệu pháp dinh dưỡng, y tế và hoạt động thể chất là nền tảng để giảm cân và kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường.

2. Nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng như thế nào?

Nhịn ăn gián đoạn là thực hiện kế hoạch nhịn ăn ngắt quãng, tức là bạn có chế độ nhịn ăn và sau đó ăn uống bình thường. Một số loại kế hoạch nhịn ăn gián đoạn bao gồm:

  • Thay phiên nhịn ăn trong ngày: Bạn ăn theo chế độ bình thường của mình một ngày, sau đó ăn ít hơn 600 calo vào ngày hôm sau và lặp lại mô hình này trong suốt cả tuần. Kế hoạch ăn 5:2 phổ biến có liên quan đến nhau, trong đó, bạn ăn một chế độ ăn uống lành mạnh thường xuyên 5 ngày một tuần và cắt giảm khoảng 500 đến 800 calo trong 2 ngày còn lại.
  • Hạn chế thời gian ăn: Đây là hình thức khi bạn ăn tất cả lượng calo trong ngày trong một số giờ cụ thể. Ví dụ, với kế hoạch 8 giờ, bạn có thể ăn từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều và sau đó không ăn lặp lại cho đến 10 giờ sáng ngày hôm sau. Một số người nhịn ăn vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Nhưng nếu không ăn quá 24 giờ khi bạn bị đái tháo đường có thể nguy hiểm.

Chế độ ăn 5:2 có thể được áp dụng cho người bệnh tiểu đường

3. Những lợi ích của việc nhịn ăn

Phần lớn các nghiên cứu về nhịn ăn đã được thực hiện trên động vật thí nghiệm. Các nhà khoa học đang nghiên cứu ảnh hưởng của nó ở những người, bao gồm cả những người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù có những phát hiện ban đầu đầy hứa hẹn nhưng không chắc chắn và đang cần phải có nhiều bằng chứng hơn.
Nhịn ăn có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nói chung. Ví dụ, có thể giảm viêm, giúp giảm cân và giảm cholesterol. Nhịn ăn cũng có thể cải thiện cách cơ thể bạn quản lý glucose (lượng đường trong máu) và giảm tình trạng kháng insulin. Một nghiên cứu rất nhỏ bao gồm ba người đàn ông mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong 10-25 năm. Với sự giám sát y tế, những người đàn ông nhịn ăn cách ngày hoặc 3 ngày một tuần trong vòng một tháng, tất cả họ đã có thể ngừng sử dụng insulin và trong vòng chưa đầy một năm, họ đã có thể cắt giảm hoặc ngừng các loại thuốc điều trị tiểu đường khác. Trong một nghiên cứu nhỏ khác, 10 người đàn ông béo phì mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã tuân theo kế hoạch ăn uống hạn chế thời gian cho thấy họ đã cải thiện lượng đường lúc đói và giảm cân trong vòng 6 tuần. Mặc dù vậy, chúng ta cũng cần những kết quả từ các nghiên cứu lớn hơn để xác nhận những phát hiện đó và để xem kết quả tồn tại trong bao lâu.
Chúng ta khó xác định kế hoạch nhịn ăn nào là tốt nhất hoặc tần suất bạn phải thực hiện là bao nhiêu. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ lưu ý rằng nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm mức A1c (thước đo kiểm soát lượng đường trong máu trong 2-3 tháng qua) và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhịn ăn cũng có thể ảnh hưởng đến lượng thuốc insulin bạn cần. Trong một nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 thực hiện kế hoạch nhịn ăn có thể giảm liều insulin của họ. Một số cơ quan đóng vai trò trong bệnh tiểu đường cũng có thể được hưởng lợi từ việc nhịn ăn. Cơ thể dự trữ thêm glucose ở dạng glycogen trong gan và mất khoảng 12 giờ để sử dụng lượng glycogen đó. Nếu bạn không ăn, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo thay vì glycogen để tạo năng lượng và điều đó giúp giảm cân. Điều này cũng làm cho gan và tuyến tụy của bạn (nơi tạo ra insulin, hormone kiểm soát lượng đường trong máu) nghỉ ngơi.

4. Rủi ro của việc nhịn ăn

Khi nhịn ăn, có thể bạn sẽ đói (ít nhất là lúc đầu). Bạn cũng có thể cảm thấy buồn ngủ và cáu kỉnh. Không ăn khiến bạn đau đầu và nếu bạn nhịn ăn hơn một ngày hoặc lâu hơn, cơ thể có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà không cần bổ sung.
Nhưng nguy cơ lớn nhất của việc nhịn ăn nếu bạn bị tiểu đường là lượng đường trong máu xuống thấp một cách nguy hiểm (được gọi là hạ đường huyết). Điều đó đặc biệt đúng nếu bạn dùng thuốc như insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu bạn không ăn, lượng đường trong máu thấp hơn và thuốc có thể làm giảm chúng nhiều hơn, dẫn đến hạ đường huyết. Hạ đường huyết sẽ làm bạn run rẩy, bất tỉnh hoặc thậm chí hôn mê. Khi từ bỏ kế hoạch nhịn ăn, bạn lại có thể có nhiều khả năng phát triển lượng đường trong máu quá cao. Các bác sĩ gọi đây là tình trạng tăng đường huyết. Điều này chỉ xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều carbohydrate. Nếu nhịn ăn khiến bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate thì đó có thể không phải là kế hoạch phù hợp với bạn.

5. Cần chú ý điều gì trước khi thử nhịn ăn?

Nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu kế hoạch nhịn ăn. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1 thì các vấn đề sức khỏe khác do bệnh tiểu đường và nguy cơ bị hạ đường huyết sẽ khiến bác sĩ có thể khuyên bạn không nên nhịn ăn.
Nếu bác sĩ nói rằng bạn có thể thử nhịn ăn, hãy hỏi xem bạn có cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn hay điều chỉnh thuốc điều trị bệnh tiểu đường trong và sau khi nhịn ăn. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý:

  • Theo dõi các dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy run rẩy, đổ mồ hôi hoặc bối rối, có thể lượng đường trong máu đang quá thấp. Hãy ngừng nhịn ăn ngay lập tức và duy trì lại chế độ như những gì bạn thường làm để điều trị hạ đường huyết. Ví dụ như ăn gel glucose hoặc đồ uống có đường, sau đó là một bữa ăn nhỏ cân bằng khi lượng đường trong máu trở lại bình thường.
  • Hãy cẩn thận về những gì bạn ăn sau khi nhịn ăn. Vì ăn quá nhiều carbohydrate sau khi nhịn ăn có thể khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao. Hãy chọn bữa ăn và đồ ăn nhẹ lành mạnh, cân bằng
  • Cần thận trọng hơn. Không nên tập những bài khó khi đang nhịn ăn. Tập thể dục chăm chỉ có thể làm cho lượng đường trong máu giảm xuống từ đó dẫn đến hạ đường huyết. Hãy hỏi bác sĩ của bạn những hoạt động thể chất nào phù hợp với mình.
  • Giữ đủ nước. Mắc bệnh tiểu đường khiến bạn có nguy cơ bị mất nước, điều này có thể khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát hơn. Uống nhiều nước và đồ uống không chứa calo khi bạn nhịn ăn.
Có thể thấy dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, do đó khi bắt đầu thực hiện bất kỳ chế độ ăn nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những chỉ định phù hợp.
Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.