1. Tiểu đường thai kỳ có được ăn quả bơ không?
Một số người thắc mắc rằng, liệu tiểu đường thai kỳ có nên ăn quả bơ không? Nhiều nghiên cứu cho thấy, quả bơ khi được tiêu thụ ở mức độ phù hợp không những cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn cải thiện được mức đường huyết ở những người bị tiểu đường thai kỳ.
Để xác định chính xác được hàm lượng dinh dưỡng có trong một quả bơ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm độ chín, kích thước, loại bơ và vùng trồng bơ. Nhìn chung, trong trái bơ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và chất béo có lợi cho sức khỏe. Trong khoảng 150 gram bơ sẽ chứa các chất sau đây:
- Carbohydrate: 12,79 g
- Đường: Khoảng 1 g
- Chất xơ: 10,1 g
- Chất béo: 22g, trong đó gần 19g là các chất béo không bão hoà
- Calo: 240
Có thể nhận thấy, hai yếu tố gây tăng mức đường trong máu bao gồm carbohydrate và đường có trong trái bơ ở mức tương đối thấp. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể tiêu thụ loại trái cây này mà không cần phải lo lắng làm ảnh hưởng đến mức đường huyết.
Ngoài ra, việc ăn trái bơ khi bị tiểu đường thai kỳ cũng giúp bạn hấp thụ được các chất béo lành mạnh vào cơ thể. Với một lượng lớn các chất béo không bão hoà có trong trái bơ sẽ giúp phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ gia tăng được mức cholesterol tốt (HDL), đồng thời loại bỏ được các cholesterol xấu (LDL), từ đó làm giảm đáng kể được các nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Không chỉ chứa ít đường và carbohydrate, trái bơ cũng là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, giúp cải thiện khả năng tiêu hoá của dạ dày, làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate và giúp kiểm soát hiệu quả mức đường huyết của những người bị tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng.
2. Một số lợi ích của trái bơ đối với người mắc tiểu đường thai kỳ
2.1. Kiểm soát hiệu quả mức đường huyết
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn các loại thực phẩm có chứa ít carbohydrate và đường nhằm tránh làm tăng đột ngột mức đường huyết trong cơ thể. Bơ chính là một loại trái cây có thể đáp ứng được các điều kiện này.
Hàm lượng carbs trong trái bơ có xu hướng thấp hơn so với các loại trái cây dinh dưỡng khác, chẳng hạn như chuối hoặc táo. Mặt khác, trong một khẩu phần ăn bơ (38g) chỉ cung cấp cho cơ thể chưa đến 1g đường và 3g carbs. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sau khi ăn quả bơ sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn tới mức đường huyết của mình.
Ngoài ra, một lượng lớn các chất xơ trong quả bơ khi được kết hợp với một số loại thực phẩm dinh dưỡng khác cũng giúp bạn kiểm soát hiệu quả được mức đường huyết. Trong trái bơ có chứa nhiều các chất béo không no chuỗi đơn, giúp những người bị tiểu đường thai kỳ quản lý được lượng insulin chuyển hóa cũng như lượng đường trong máu của mình. Vì vậy, bạn có thể an tâm bổ sung thêm trái bơ vào chế độ ăn uống của mình mà không lo lắng về việc bị tăng đường huyết.
2.2. Giảm thiểu các vấn đề về tim mạch
Tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn, một trong số là các biến chứng về tim mạch, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc suy tim. Do đó, những người mắc tiểu đường thai kỳ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cũng như kiểm soát mức cholesterol và lượng đường huyết của mình để phòng ngừa các biến chứng tim mạch này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn trái bơ khi bị tiểu đường thai kỳ có thể giúp bạn tăng cường được sức khoẻ cho hệ tim mạch và ngăn ngừa xảy ra các biến chứng liên quan đến tim. Sở dĩ, điều này là do trái bơ có chứa hàm lượng chất béo lành mạnh rất cao, từ đó cải thiện được mức cholesterol tốt trong cơ thể và giữ cho huyết áp ở mức lý tưởng.
3. Người mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn trái bơ như thế nào là hợp lý?
3.1. Ăn trái bơ với một lượng vừa đủ
Những người mắc tiểu đường thai kỳ có thể ăn quả bơ vào mỗi ngày, tuy nhiên cần ăn với một lượng vừa phải dựa theo tổng lượng calo mà chúng cung cấp cho cơ thể. Thông thường, một trái bơ chín có kích cỡ trung bình sẽ cung cấp khoảng 250 – 300 calo, do đó những người tiểu đường thai kỳ chỉ nên tiêu thụ khoảng 1/5 trái bơ vào mỗi ngày, tương đương với 50 calo.
3.2. Lựa chọn các trái bơ chín khi ăn
Bạn nên lựa chọn các trái bơ có màu nâu hoặc xanh sẫm, khi nắn cảm thấy hơi mềm. Nếu quả bơ còn cứng và có màu xanh, bạn nên để bơ tự chín trong khoảng vài ngày. Bơ chín cây và bơ trong các cửa hàng thường cần đến một khoảng thời gian nhất định để đạt được độ chín lý tưởng.
Dưới đây là một số cách giúp bạn nhận biết một quả bơ đã chín:
- Có thể rút cuống dễ dàng
- Lớp vỏ bơ có màu nâu và được loại bỏ dễ dàng
- Có các đốm nâu ở bên trong trái bơ
- Sờ thấy rất mềm
3.3. Các món ăn từ bơ tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ
Khi bơ chín có vị rất béo ngậy, phù hợp khi bạn sử dụng hoặc chế biến thành các món ăn như sinh tố, salad hoặc nước sốt. Tuy nhiên, những người bị tiểu đường thai kỳ không nên kết hợp bơ với các loại sữa có đường hoặc đường tinh chế để tránh việc hấp thụ thêm đường cũng như tinh bột vào cơ thể.
Có thể thấy chế độ ăn giữ vai trò rất quan trọng đối với người mắc tiểu đường thai kỳ, bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mẹ và sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, ngoài việc duy trì chế độ ăn tiểu đường thai kỳ cân bằng bà bầu cũng nên khám thai định kỳ theo đúng lịch để được bác sĩ theo dõi.
Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn