6 Tháng Ba, 2021
Đường và muối có ý nghĩa quan trọng trong các chuyển hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể, ăn nhiều đường có tác động tiêu cực với cơ thể lớn hơn là ăn nhiều muối.
1. Ăn nhiều đường có tăng huyết áp không?
Ăn nhiều đường tự nhiên không làm tăng huyết áp. Sữa và các loại trái cây chứa đường tự nhiên, nhưng chúng cũng cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể như vitamin và khoáng chất, protein (trong sữa) và polyphenol (trong nước trái cây). Ngược lại, ăn đồ ngọt như soda, trà và thức ăn nhanh chứa nhiều đường tinh luyện và hầu như không cung cấp các dưỡng chất như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Do đó, việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này có thể dẫn đến béo phì và thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Đường trắng, đường mía, đường nâu và xi rô ngô khi đi vào cơ thể đều làm tăng lượng đường trong máu, gây tăng sản xuất insulin. Cơ thể tiết insulin nhằm di chuyển đường vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Nếu bạn ăn nhiều đường, cơ thể sẽ tăng tiết insulin, insulin tăng tiết quá mức có thể gây kháng insulin, làm glucose, fructose không được chuyển hóa thành năng lượng, dần được lưu trữ dưới dạng chất béo. Theo thời gian, tình trạng kháng insulin và tăng cân do tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tăng nhãn áp, là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận và là yếu tố nguy cơ chính gây đau tim và đột quỵ.
Việc ăn nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện, có thể dẫn đến những thay đổi trong quá trình trao đổi chất và tạo ra các phản ứng viêm, cuối cùng có thể chuyển thành nhiều bệnh mãn tính. Một số phân tử đường, được gọi là fructose chỉ được xử lý bởi gan. Khi gan bị quá tải do xử lý quá nhiều fructose, một chuỗi phản ứng chuyển hóa có thể xảy ra, một số nghiên cứu liên kết chuỗi phản ứng này với nguy cơ tăng mức cholesterol bất thường, huyết áp cao, bệnh gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch.
Đường trắng, đường mía, đường nâu và xi rô ngô khi đi vào cơ thể đều làm tăng lượng đường trong máu, gây tăng sản xuất insulin. Cơ thể tiết insulin nhằm di chuyển đường vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Nếu bạn ăn nhiều đường, cơ thể sẽ tăng tiết insulin, insulin tăng tiết quá mức có thể gây kháng insulin, làm glucose, fructose không được chuyển hóa thành năng lượng, dần được lưu trữ dưới dạng chất béo. Theo thời gian, tình trạng kháng insulin và tăng cân do tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tăng nhãn áp, là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận và là yếu tố nguy cơ chính gây đau tim và đột quỵ.
Việc ăn nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện, có thể dẫn đến những thay đổi trong quá trình trao đổi chất và tạo ra các phản ứng viêm, cuối cùng có thể chuyển thành nhiều bệnh mãn tính. Một số phân tử đường, được gọi là fructose chỉ được xử lý bởi gan. Khi gan bị quá tải do xử lý quá nhiều fructose, một chuỗi phản ứng chuyển hóa có thể xảy ra, một số nghiên cứu liên kết chuỗi phản ứng này với nguy cơ tăng mức cholesterol bất thường, huyết áp cao, bệnh gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch.
2. Ăn nhiều muối có tăng huyết áp?
Lượng muối được tiêu thụ với hàm lượng vừa phải không gây ra bất kỳ các vấn đề sức khỏe nào. Hàm lượng muối được khuyến cáo đưa vào cơ thể trong một ngày là 2300mg (một thìa cà phê).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều muối gây tích nước trong cơ thể và tích tụ áp lực trong mạch máu, dẫn đến huyết áp cao. Huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lớn như đau tim và đột quỵ, cũng như các vấn đề về thận và thị lực. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa muối và huyết áp cao đang được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Một nghiên cứu năm 2014 trên 8.000 người trưởng thành ở Pháp đã phát hiện ra rằng ăn nhiều muối hay ít muối không liên quan đến huyết áp tâm thu ở nam giới hoặc phụ nữ. Các tác giả nghiên cứu cho biết mối liên hệ giữa muối và huyết áp cao đang bị “phóng đại” và “phức tạp hóa”. Không có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy natri thực sự làm tăng nguy cơ huyết áp cao hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Đối với một người khỏe mạnh bình thường, hàm lượng muối đưa vào cơ thể không ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, đối với người trên 50 tuổi và những người đã bị huyết áp cao, hàm lượng muối đưa vào cơ thể có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe của họ.
Phần lớn lượng muối dư thừa khi đi vào cơ thể đến từ thực phẩm chế biến sẵn và nhà hàng chứ không phải lượng muối bỏ vào thức ăn để nấu hàng ngày. Những loại thực phẩm này cũng có hàm lượng chất béo và calo cao hơn, đồng thời cung cấp ít chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm tươi được chế biến tại nhà. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, trong số các vấn đề sức khỏe khác ngoài huyết áp cao.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều muối gây tích nước trong cơ thể và tích tụ áp lực trong mạch máu, dẫn đến huyết áp cao. Huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lớn như đau tim và đột quỵ, cũng như các vấn đề về thận và thị lực. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa muối và huyết áp cao đang được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Một nghiên cứu năm 2014 trên 8.000 người trưởng thành ở Pháp đã phát hiện ra rằng ăn nhiều muối hay ít muối không liên quan đến huyết áp tâm thu ở nam giới hoặc phụ nữ. Các tác giả nghiên cứu cho biết mối liên hệ giữa muối và huyết áp cao đang bị “phóng đại” và “phức tạp hóa”. Không có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy natri thực sự làm tăng nguy cơ huyết áp cao hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Đối với một người khỏe mạnh bình thường, hàm lượng muối đưa vào cơ thể không ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, đối với người trên 50 tuổi và những người đã bị huyết áp cao, hàm lượng muối đưa vào cơ thể có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe của họ.
Phần lớn lượng muối dư thừa khi đi vào cơ thể đến từ thực phẩm chế biến sẵn và nhà hàng chứ không phải lượng muối bỏ vào thức ăn để nấu hàng ngày. Những loại thực phẩm này cũng có hàm lượng chất béo và calo cao hơn, đồng thời cung cấp ít chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm tươi được chế biến tại nhà. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, trong số các vấn đề sức khỏe khác ngoài huyết áp cao.
3. Đường và muối: Cái nào tệ hơn cho huyết áp?
Cả đường và muối đều không đặc biệt nguy hiểm nếu chúng được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, nhưng xét trên thực tế, lượng đường dư thừa có nhiều tác động tiêu cực hơn đến sức khỏe tổng thể. Muối rất cần thiết để cơ thể hoạt động tốt, đường thì không. Đường có thể làm tăng tác động tiêu cực của muối. Insulin ra lệnh cho thận giữ lại natri và cơ thể càng sản xuất nhiều insulin thì thận càng giữ lại nhiều nước và natri, hậu quả là gây huyết áp cao.
Đăng trong Chưa phân loại | Tags: Dinh dưỡng, đường, Huyết áp, muối, Tăng huyết áp, Tiểu đường, Tim mạch